Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một ngôi sao đỏ khổng lồ, đang dần chết, nằm cách Trái đất 530 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Grus. Điều thú vị là ngôi sao đỏ khổng lồ này lại có rất nhiều điểm tương đồng với mặt trời của chúng ta.
Theo đúng quy luật, mặt trời cũng sẽ rơi vào giai đoạn "chết" tương tự trong 5 tỉ năm nữa. Lúc này, mặt trời cũng sẽ lớn hơn gấp nhiều lần và nóng đến 100 triệu độ. Ảnh: RM
Ngôi sao đỏ khổng lồ này được gọi là pi1 Gruis, đang được bao phủ bởi một vùng đối lưu, hình thành trong giai đoạn cuối cùng của vòng đời một ngôi sao. Trong giai đoạn này, ngôi sao này sẽ sản sinh khí heli bao phủ bề mặt, và khiến nó dần lớn hơn gấp vài trăm lần. Theo ước tính hiện tại, ngôi sao này đang có đường kính lớn hơn mặt trời 350 lần và sáng hơn mặt trời vài nghìn lần.
Cùng với cơ chế hoạt động tương tự, các nhà khoa học dự đoán trong vòng 5 tỉ năm nữa, mặt trời cũng sẽ đi vào giai đoạn ngôi sao đỏ khổng lồ và cũng phải "chết" đi theo đúng quy luật của bất cứ ngôi sao nào trên vũ trụ này.
Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học dùng kính thiên văn cực đại ESO, có thể quan sát bề mặt của một ngôi sao nằm ngoài hệ mặt trời. Hiện hình ảnh chi tiết về bề mặt ngôi sao này vẫn chưa được công bố.