Nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn: Chứng chỉ hành nghề giáo viên có thực sự cần thiết?

(PLO)- Không nên bắt buộc các giáo viên đã có bằng đại học, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm phải đi học chứng chỉ hành nghề giáo viên vì lãng phí, không cần thiết....

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiếp tục bàn về dự thảo Luật Giáo dục, liên quan đến đề xuất về chứng chỉ hành nghề giáo viên, PLO xin giới thiệu bài viết của Nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS, THPT Duy Tân:

Là người công tác trong ngành giáo dục và đào tạo nhiều năm, tôi thấy thực tế hiện có nhiều hệ thống quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo:

- Hệ thống giáo dục từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học, nghiên cứu sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý.

- Hệ thống các trường dạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề... do Bộ LĐ-TB&XH quản lý.

- Hệ thống đào tạo cán bộ quản lý (nghề giám đốc) do các bộ chuyên ngành thành lập nhưng đăng ký theo hệ thống do Bộ Nội vụ quản lý như Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp, Trường Cán bộ Quản lý Doanh nghiệp...

- Các viện nghiên cứu khoa học do các Bộ, Hiệp hội chuyên ngành thành lập nhưng đăng ký hoạt động khoa học do Bộ Khoa học Công nghệ quản lý.

Trước khi nói về chứng chỉ hành nghề giáo viên, tôi muốn nói đến một ví dụ là Chứng chỉ hành nghề của Luật sư.

Người tốt nghiệp Đại học Luật có quyền chọn cho mình công tác tại một ngành thích hợp như công an, kiểm sát viên, thẩm phán, giảng viên luật, nói chung là làm việc trong các cơ quan tư pháp nhà nước có tổ chức, ngạch bậc. Hoặc họ có thể được tuyển dụng tham gia phụ trách pháp chế cho doanh nghiệp. Họ có thể là hội viên Hội Luật gia các cấp (gọi chung là luật gia).

Nhưng khi họ đăng ký hành nghề luật sư (thầy cãi) họ không chỉ có kiến thức về luật pháp mà còn phải có kỹ năng tranh tụng (kỹ năng tranh luận) và phải tuân thủ các nguyên tắc của thủ tục tố tụng. Không ai bắt tất cả các luật gia đều phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

chứng chỉ hành nghề giáo viên
Thông tin liên quan đến chứng chỉ hành nghề giáo viên nhận được nhiều sự quan tâm. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN.

Quay lại chứng chỉ hành nghề giáo viên:

Trường Đại học Sư phạm (Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm) là những trường chuyên ngành đào tạo giáo viên cho các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học. Sau khi tốt nghiệp họ được phân công hoặc tuyển dụng về các trường theo đúng chuyên ngành học của họ (toán, văn, sử, địa, lý, hóa, sinh, nhạc, họa, Tin học, giáo dục thể chất, quốc phòng, Giáo dục công dân). Quá trình công tác họ được bồi dưỡng để phụ trách các công tác tổ trưởng, chủ nhiệm bộ môn, hiệu phó, hiệu trưởng. Bản thân họ phấn đấu để được nâng cao kiến thức nghề nghiệp như học thạc sĩ, tiến sĩ...

Tóm lại, các viện nghiên cứu khoa học, các trường bồi dưỡng kiến thức có thể mở các khóa học, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Ai muốn học thì phải đóng tiền đi học.

Không nên bắt buộc các giáo viên đã có bằng đại học, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm phải đi học chứng chỉ hành nghề giáo viên bằng ngân sách nhà nước, lãng phí không cần thiết....

Trong xã hội, có người làm việc giỏi vượt bậc, có người làm việc dở hơn, nhưng không thể đánh đồng chung cho một quy định, hay thỏa thuận nào đó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm