Nhiều công ty của Trung Quốc túng quẫn, ngập trong nợ nần

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo mới phát hành, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings cho biết, cách tiếp cận chống COVID một cách không khoan nhượng của Trung Quốc bằng cách giãn cách xã hội trên diện rộng, thậm chí đóng cửa các khu vực sản xuất đã ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh sản xuất.

Hiện Trung Quốc có số ca nhiễm thấp nhưng Trung Quốc đã chứng tỏ sự không khoan nhượng đối với bất kỳ sự gia tăng ca bệnh nào.

Cả thế giới đã sửng sốt khi vào tháng 8, chỉ có một công nhân nhiễm bệnh, nhưng Trung Quốc đóng luôn cảng Ningbo-Zhoushan, cảng bận rộn thứ 3 thế giới, để ngăn chặn dịch bệnh.

Vào tháng 6, Trung Quốc cũng đóng các cảng quan trọng ở Thâm Quyến và Quảng Châu vì có ca COVID-19. Hệ quả là cả thế giới rối loạn về chuỗi cung ứng. 

S&P Global Ratings đánh giá, hiện các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu gặp rủi ro ngày càng gia tăng vì chính sách chống dịch bệnh quá mạnh này.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với tình trạng nợ xấu, dòng tiền yếu vì giãn cách xã hội trên diện rộng. Thậm chí các công ty lớn còn lâm vào cảnh túng quẫn vì nợ nần.

Điều tích cực cho chiến lược zero COVID là số ca bệnh giảm, không gây bùng phát nhưng đặt gánh nặng lên trên vai doanh nghiệp. Chẳng hạn, nhà phát triển bất động lớn nhất Trung Quốc - Evergrande đang bị theo dõi nghiêm ngặt vì nguy cơ vỡ nợ cao.

Hay Huarong, công ty quản lý nợ xấu lớn nhất Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với các khoản đầu tư thất bại, mà dẫn đến trái phiếu phát hành của công ty này bị đánh giá thấp và bán tháo trên thị trường.

Bloomberg, CNBC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm