Nhiều ngân hàng trung ương kéo vàng về nước cất giữ

(PLO)- Sức mua tại thị trường vàng trong nước vô cùng thấp khiến chênh lệch giữa giá mua và bán của vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 9999 được thu hẹp đáng kể.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đầu giờ chiều ngày 12-7, giá vàng miếng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,65 triệu đồng/lượng mua vào và 67 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng thêm 50.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua nhưng lại giảm 50.000 đồng ở cả hai chiều so với giá mở cửa sáng nay.

Giá vàng nhẫn tại Mi Hồng chỉ cộng thêm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua ở mức 55,1 nhưng vẫn giữ nguyên giá bán ra ở mức 55,6 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng ế ấm khiến chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra đối với cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 9999 đều được các doanh nghiệp thu hẹp đáng kể, chỉ dao động từ 350.000 – 500.000 đồng mỗi lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tăng nhẹ 5 USD/ounce, lên 1.938 USD/ounce do đồng bạc xanh suy yếu.

Theo một nghiên cứu về quản lý tài sản có chủ quyền toàn cầu hàng năm của Invesco được thực hiện với 57 ngân hàng trung ương và 85 quỹ đầu tư quốc gia đang quản lý, kết quả cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trung ương đang tăng lượng vàng mà họ nắm giữ trong kho dự trữ ngoại hối.

Invesco cho biết: “Có tới 58% ngân hàng trung ương tham gia khảo sát cho rằng sự kiện Mỹ cấm vận và đóng băng tài sản của Nga đã khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn. Các ngân hàng trung ương hiện đang lo ngại về tiền lệ đã được thiết lập với Nga.

Ngoài ra, cuộc khảo sát của công ty quản lý tài sản Invesco cho thấy có tới 68% ngân hàng trung ương hiện giữ vàng dự trữ vàng ở trong nước, tăng 50% so với thời điểm năm 2020. Dự báo trong 5 năm tới có tới 74% ngân hàng trung ương muốn giữ vàng ngoại hối ngay tại đất nước mình.

Một ngân hàng trung ương cho biết: "Chúng tôi đã giữ vàng ở London nhưng bây giờ chúng tôi đã chuyển vàng dự trữ về nước để nắm giữ an toàn."

Xu hướng các ngân hàng trung ương chuyển vàng dự trữ về nước trở nên phổ biến trong suốt hai thập kỷ qua.

Mọi con mắt đều đổ dồn vào Đức khi nước này bắt đầu chuyển số vàng dự trữ được cất ở New York và Paris về nước vào năm 2013. Phải chờ đến 4 năm sau (năm 2017), Đức mới hoàn thành dự án và có 743 tấn vàng từ Paris và New York được chuyển giao theo kế hoạch này. Năm 2000, Đức đã hồi hương 940 tấn vàng từ Ngân hàng Anh.

Tương tự, vào năm 2019, Ba Lan đã "hồi hương" 100 tấn vàng từ Ngân hàng Anh và cho rằng vàng tượng trưng cho sức mạnh của đất nước.

Các nước cũng gia tăng tỉ trọng nắm giữ vàng như một kênh trú ẩn trong bối cảnh lạm phát cao. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng trung ương cũng coi trái phiếu thị trường mới nổi là sự đánh cược an toàn trong môi trường vĩ mô hiện tại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm