Nhiều nông dân miền Tây vẫn còn bấp bênh, chưa giàu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Nam

Ngày 26-10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Nghị quyết 21/2003 và Kết luận 28/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2001-2020.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Bộ NN&PTNT ngày 26-10. Ảnh: NHẪN NAM

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, TP tiếp tục đề xuất ba giải pháp mang tính đột phá: Một là tăng cường đầu tư khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển, xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Thứ hai, tổ chức lại các sản phẩm chủ lực của ĐBSCL, tập trung quy mô lớn, gắn với thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Thứ ba, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp và nông thôn để ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Ba giải pháp này trong thời gian qua và thời gian tới vẫn tiếp tục có giá trị mang tính đột phá nên rất mong Bộ tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới” – ông Hè nói.

Cạnh đó, TP có hai đề nghị, một là đề nghị Bộ tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy hiệu phát huy quả hoạt động của Hội đồng vùng. Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 120 thì nông nghiệp mới có điều kiện phát triển bền vững ở ĐBSCL.

Hai là Bộ có thêm nhiều chương trình, dự án, đề án cho vùng ĐBSCL nhất là những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Tôi nghĩ rằng có như thế mới ưu tiên phát triển cho ĐBSCL và có điều kiện để ĐBSCL sớm vươn lên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn” – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ góp ý.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: NHẪN NAM

Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Nghị quyết 21 xác định ba mặt hàng chủ lực của ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản và trái cây, trong đó xem thủy sản là ngành then chốt.

“Nhiều nông dân làm giàu rồi nhưng vẫn còn một bộ phận nông dân còn rất nghèo dù làm những ngành hàng chủ lực những vẫn chưa giàu được, có thể là trên mức trung bình, kha khá thôi, còn bấp bênh lắm. Nghèo thì không nghèo, giàu thì không giàu thì làm sao với những mặt hàng chủ lực này, người nông dân trở thành giàu có” – ông Nam nói.

Sau khi nghe các địa phương góp ý, ông Nam cho rằng “nhiệm vụ thời gian tới là làm sao nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Xác định đây là mặt hàng chủ lực nhưng phải làm sao để người nông dân sống giàu có ở các lĩnh vực này thì mới đạt hiệu quả”.

Theo báo cáo, giai đoạn 2004-2020, nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,54% GDP nông nghiệp cả nước và 30%GDP chung của vùng. ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,51 triệu tấn gạo (chiếm 56% tổng sản lượng gạo cả nước); 671.700 tấn tôm (83,51%); 1,41 triệu tấn cá tra (98%) và 4,3 triệu tấn trái cây (60%).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm