Những căn nhà phao cứu dân thoát nạn ở rốn lũ được làm ra sao?

Ngày 19-10, PLOđăng bài viết Tân Hóa, Quảng Bình: Thắt lòng nhìn nước lũ xóa trắng nhà dân”. Bài viết phản ánh toàn bộ nhà dân vùng miền núi xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nước đã san phẳng trắng xóa gần hết nhà dân.

May mắn là người dân nơi đây đã có sẵn nhà nổi được xây dựng từ trước đó. Khi lũ đổ về, họ đã được chính quyền di chuyển lên sống ở các nhà nổi này một cách an toàn.

Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc gửi về PLO các thắc mắc: Nhà nổi (còn gọi là nhà chống lũ, nhà phao) được làm như thế nào? giá bao nhiêu? hiện nhà được xây dựng ở những vùng nào? đã có bao nhiêu căn nhà nổi được làm cho người dân? sắp tới sẽ làm tiếp bao nhiêu căn?...

Một trong những nhà nổi (màu xanh bên phải) được chuẩn bị sẵn để người dân sống an toàn trong vùng lũ. Ảnh: NGUYỄN DO

Nay PLO gởi đến bạn đọc giải đáp của chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), người sáng lập chương trình Nhà chống lũ và Kiến trúc sư Đinh Bá Vinh. Đây là hai người đã hỗ trợ xây dựng công trình nhà phao cho các hộ dân tại Tân Lập (Quảng Bình) và nhiều nơi khác.

Theo chị Giang, nhà an toàn có kinh phí nằm khoảng 80-180 triệu đồng.
Trong đó, chương trình Nhà Chống lũ hỗ trợ trung bình 45 triệu đồng/hộ dân cho phần vật liệu xây dựng và công kiến trúc sư thiết kế mô hình nhà. Các hộ dân sẽ tự huy động phần kinh còn lại.

“Nhiều hộ dân đã bán trâu bò, vay tiền từ người thân hay chương trình vay vốn của địa phương, đổi công xây dựng với các hộ dân khác thay cho tiền công hoặc tận dụng vật liệu nhà cũ…để xây được nhà an toàn. Chúng tôi chỉ khơi gợi và sáng tạo các giải pháp cho họ”, chị Giang chia sẻ.

Đây là một trong những nhà nổi của người dân Tân Hóa trong cảnh lụt năm  2019. Mực nước lúc đó nước không cao bằng năm nay. Ảnh: NGUYỄN DO

Sau 7 năm hoạt động, chương trình Nhà chống lũ đã đồng hành cùng bà con vùng lũ tại Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Hậu Giang...

rong năm 2021, dự án tiếp tục khảo sát và thực hiện nhà an toàn cho người dân các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. 

Đồng thời, Nhà chống lũ cũng sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, mô hình nhà cũng như các giải pháp xây dựng cho các người dân thuộc các địa bàn khó khắn khác.

Còn theo ông Đinh Bá Vinh, kiến trúc sư của Dự án Nhà chống lũ, chương trình có 9 mô hình nhà an toàn chia làm 3 nhóm phù hợp với từng địa hình tại Việt Nam: Nhà kê nền, nhà có gác và nhà phao. Những ngôi nhà trong hình mà bạn đọc đang thấy người dân vùng miền núi xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sử dụng gọi là nhà phao. 

Hầu hết các hộ dân được dự án Nhà chống lũ hỗ trợ trong vòng 7 năm qua đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình.

Chị Phạm Thị Hương Giang (bên trái) chia sẻ về hoạt động chương trình Nhà chống lũ. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Những lưu ý cho các đoàn khi đi cứu trợ tại miền Trung

(PLO)- Các đội nhóm thiện nguyện cần liên hệ với chính quyền địa phương để được hướng dẫn cách thức đi lại cứu trợ an oàn, hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới