Những công an hết lòng vì dân: Cán bộ nhà tạm giữ cảm hóa can phạm, phạm nhân

(PLO)- Việc nắm bắt tâm lý của người bị tạm giữ, tạm giam để giúp đỡ họ an tâm, hợp tác tốt với cơ quan điều tra và chấp hành án phạt tù.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cán bộ nhà tạm giữ phải kiểm tra tiền án, tiền sự, nhân thân, dấu vết thương tật và các triệu chứng về sức khỏe của can phạm để bố trí giam giữ phù hợp… là những đóng góp rất thầm lặng của cán bộ quản lý nhà tạm giữ trong việc điều tra vụ án hình sự.

Thiếu tá Cao Minh Tân được giao phụ trách nhà tạm giữ Công an huyện Châu Thành, Tây Ninh. Ảnh: VÕ TÙNG

Thiếu tá Cao Minh Tân được giao phụ trách nhà tạm giữ Công an huyện Châu Thành,
Tây Ninh. Ảnh: VÕ TÙNG

Chưa từng xảy ra trốn khỏi nơi giam giữ

Được Ban giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh giới thiệu, PV Pháp Luật TP.HCM có mặt tại nhà tạm giữ, Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Châu Thành.

Khi thấy PV chụp ảnh, Thiếu tá Cao Minh Tân nói: “Anh chờ chút, tôi chỉ mấy em dọn dẹp rồi tôi tiếp anh”. Lúc này, lưng áo quân phục của Thiếu tá Tân đã ướt đẫm.

Thiếu tá Cao Minh Tân 38 tuổi, sinh ra và lớn lên bên dòng sông Vàm Cỏ ở huyện Châu Thành. Tháng 9-2004, anh vào ngành và công tác gần 20 năm ở địa phương này.

Đến tháng 3-2021, Thiếu tá Tân được tín nhiệm giao phụ trách nhà tạm giữ công an huyện. Đây là nơi quản lý người bị tạm giữ, tạm giam trong các vụ án có thẩm quyền điều tra dưới 15 năm và một buồng giam để quản lý phạm nhân chấp hành án phạt tù.

Thiếu tá Cao Minh Tân hướng dẫn nghi can, phạm nhân cắt cỏ khu vực nhà để xe vi phạm của công an huyện. Ảnh: VÕ TÙNG

Thiếu tá Cao Minh Tân hướng dẫn nghi can, phạm nhân cắt cỏ khu vực nhà để xe vi phạm của công an huyện. Ảnh: VÕ TÙNG

Thiếu tá Tân cho biết bên cạnh thực hiện quy định nghiêm ngặt về tạm giam, tạm giữ, việc nắm bắt tâm lý, những điều kiện hạn chế, khó khăn của người bị tạm giữ, tạm giam từ khi tiếp nhận cũng là một trong những việc làm hết sức quan trọng của cán bộ quản giáo nhà tạm giữ.

Vì vậy, cán bộ chỉ huy và quản giáo nhà tạm giữ phải thường xuyên kiểm tra những cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo việc giam giữ đúng người, đúng quy định, kiểm tra tiền án, tiền sự, dấu vết thương tật và các triệu chứng về sức khỏe để bố trí giam giữ phù hợp, góp phần bảo đảm an toàn, quyền con người của những can phạm nhân.

Từ ngày xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2013, nhà tạm giữ này chưa từng để xảy ra vụ trốn khỏi nơi giam giữ nào, dù đang giam giữ 100 nghi can và phạm nhân.

Thượng tá Trương Thành Lập, Phó Công an huyện Châu Thành, cho biết Thiếu tá Cao Minh Tân và các cán bộ, chiến sĩ tại nhà tạm giữ chưa từng để xảy ra các trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam thông cung, chết không do bệnh lý, đánh nhau, trốn trại hoặc tự sát, đặc biệt tình trạng “đại bàng” không tồn tại. Điều này đã đem lại sự tin tưởng của lãnh đạo công an huyện trong công tác điều tra, giam giữ.

Nắm bắt tâm tư ngay từ khi nhập trại

Theo Thượng tá Trương Thành Lập, khi phát hiện các nghi can có biểu hiện tiêu cực hoặc phát sinh những tư tưởng bất mãn với gia đình, bản thân, Thiếu tá Tân mời lên phòng riêng để trao đổi. Điều này giúp can phạm nhân an tâm, hợp tác tốt với cơ quan điều tra và chấp hành án phạt tù.

Mặc dù là nhà tạm giữ nhưng luôn có trên 100 nghi can, phạm nhân, trong đó một số nghi can khi bị bắt đã tỏ ra bức xúc về gia đình, bất mãn với bản thân và luôn được Thiếu tá Tân “uốn nắn”, giáo dục.

Hơn 10 năm đưa vào sử dụng, nhà tạm giữ chưa từng để xảy ra vụ trốn khỏi nơi giam giữ nào, dù đang giam giữ hơn 100 nghi can và phạm nhân.

Phạm nhân Nguyễn Hữu Tài cho biết anh thường xuyên được cán bộ Tân hỏi thăm, giáo dục về nội quy, quy chế nhà tạm giam, tạm giữ, động viên vượt qua những khó khăn để an tâm tư tưởng chấp hành án để nhận được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. “Được giảm án và sắp chấp hành xong bản án để trở về với gia đình, tôi cảm ơn cán bộ Tân luôn đối xử với tôi như một người bình thường” - phạm nhân Nguyễn Hữu Tài xúc động nói thêm.

Thiếu tá Tân chia sẻ đến nay hầu hết can phạm nhân ở nhà tạm giữ không vi phạm kỷ luật, trong đó nhiều can phạm sau khi rời nhà tạm giữ này để đi chấp hành án, cải tạo ở những trại giam khác đã mang một “lý lịch phạm nhân” với một thái độ chấp hành tốt, được cán bộ trại giam tiếp nhận đánh giá cao.

“Để làm được điều này đòi hỏi anh Tân không những nắm vững các quy định của pháp luật về giam giữ mà phải thường xuyên gần gũi, nắm bắt tư tưởng, đời sống của can phạm nhân trong buồng giam lẫn ngoài hiện trường lao động. Từ đó mới có những điều chỉnh phù hợp đối với từng can phạm nhân và làm cho họ phục” - Thượng tá Trương Thành Lập nói thêm.•

Phân loại, giáo dục riêng những trường hợp đặc biệt

Ngoài việc đảm bảo chế độ theo quy định về ăn uống, thuốc điều trị bệnh và các tư trang được cấp, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà tạm giữ của công an huyện còn đảm bảo chế độ trong dịp lễ, Tết hằng năm của người bị tạm giữ, tạm giam được tăng khẩu phần ăn.

Người bị tạm giữ, tạm giam mỗi tháng được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân, được nghe thông tin thời sự, cấp phát báo Nhân Dân hằng tuần để theo dõi.

Bên cạnh đó, các trường hợp đặc biệt cần giáo dục riêng như phụ nữ có thai, trẻ vị thành niên, can phạm nhân từng là cán bộ, đảng viên; người già, có tiền sử bệnh tật hoặc đối tượng nhiều tiền án, tiền sự, Thiếu tá Tân đã xây dựng, triển khai cho đơn vị tổ chức giáo dục riêng để ổn định tinh thần, giải thích các vấn đề liên quan để đảm bảo quyền và nghĩa vụ, có biện pháp cụ thể từng trường hợp quản lý cho phù hợp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm