Ông Trần Vĩnh Tuyến: Không cố ý làm sai, không chỉ đạo làm trái
HOÀNG YẾN
Sáng 10-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho ông Trần Trọng Tuấn, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM, bị tạm đình chỉ công tác) cho rằng việc chuyển nhượng Dự án Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 cũ đã được thực hiện theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện việc chuyển nhượng, ông Tuyến cho rằng hoàn toàn tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới và sự thực hiện của SAGRI. Ông thừa nhận có sai sót, chủ quan khi không đọc kỹ kết luận thanh tra SAGRI nên ký quyết định chấp thuận dẫn tới sai phạm.
Ông Trần Vĩnh Tuyến tại phiên toà. Ảnh: N.NHI
Bị cáo Tuyến nói “Tôi là người ký quyết định nên tôi xin nhận trách nhiệm. Nếu có nhiều thời gian hơn thì tôi sẽ đọc kỹ hồ sơ, sẽ làm chặt chẽ hơn và mời các bên liên quan lên làm việc thì đã không có sai sót".
Đáng chú ý, ông Tuyến nói nhận thức tại thời điểm đó là quyết định của mình phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản, đã làm đúng pháp luật.
Khi luật sư hỏi về việc có bị ai tác động, áp lực hay không, ông Tuyến nói không cố ý làm sai và không có chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định. Nhưng ông cũng cho biết thực sự là có sự nể nang đối với bị cáo Lê Tấn Hùng do bị cáo Hùng là em của nguyên bí thư Thành ủy.
Giải thích cặn kẽ hơn, ông Tuyến nói ”Thực sự có sự nể nang vì đó là đạo đức của cán bộ đối với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, không có chuyện nể nang dù biết sai”.
Cạnh đó, ông Tuyến khai mình có áp lực vì khi nhận hồ sơ thì ông yêu cầu văn phòng kiểm tra, rà soát lại (5 ngày sau mới ký). Lý giải về việc bị áp lực thì bị cáo này e ngại ông Lê Tấn Hùng suy nghĩ không đúng về mình.
Bị cáo Lê Tấn Hùng. Ảnh: N.NHI
Bị cáo Lê Tấn Hùng thì cho rằng quá trình chuyển nhượng được thực hiện theo đúng quy định, không gặp gỡ, tác động ông Tuyến sớm ký quyết định chấp thuận.
Bị cáo Hùng cho rằng đề án chuyển nhượng dự án có trước khi ông nhận nhiệm vụ tổng giám đốc SAGRI. Đồng thời, bị cáo này khẳng định việc chuyển nhượng là đúng đề án nên đề nghị tòa xem xét lại cáo buộc việc thực hiện này không có đề án.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện Tổng công ty Phong pHú (bên nhận chuyển nhượng) cho rằng sau khi thanh tra kết luận có sai phạm thì đơn vị này đã chủ động ký biên bản thanh lý hợp đồng và 2 bên không gây thất thoát lãng phí phát sinh gì cho Nhà nước.
Tuy nhiên, khi luật sư hỏi quan điểm của Phong Phú về việc cáo trạng nêu số tiền thiệt hại của việc chuyển nhượng này là 672 tỉ đồng thì đơn vị này mong HĐXX xem xét đúng pháp luật.
Trước đó, bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở xây dựng TP.HCM) mong HĐXX xem xét lại kết luận giám định vụ án. Đồng thời, ông Tuấn cho rằng đã rà soát Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thấy SAGRI đã đảm bảo thực hiện đề án tái cơ cấu cũng như việc chuyển nhượng dự án này không phải đấu giá. Từ đó ông Tuấn cho rằng ở giai đoạn chuyển nhượng dự án này, Hội đồng thẩm định của TP (do ông là chủ tịch) đã thẩm định thoã yêu cầu của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Phần việc còn lại chuyển nhượng vốn trong dự án ra ngoài doanh nghiệp thì người được giao vốn phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý vốn. Bản thân ông đã rà soát lại luật và thấy đề xuất hợp lý nên thống nhất tham mưu cho Ủy ban, trong quyết định theo mẫu có thêm nội dung đề nghị SAGRI phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh, doanh nghiệp.
(PLO)- Việc công bố công khai điểm thi luật sư không chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật mà còn thể hiện tính công khai minh bạch của kỳ thi; góp phần cho thấy chất lượng hướng dẫn tập sự.
(PLO)- Cơ quan thi hành án cho biết việc chậm tháo dỡ là do chấp hành viên chưa quyết liệt giải quyết hồ sơ, chưa thực hiện hết nhiệm vụ được giao; phía người phải thi hành án thì không hợp tác.
(PLO)- Theo VKSND Cấp cao tại Hà Nội, hành vi dùng dao đâm 3 nhát vào vùng bụng, sườn, lưng là trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của bị hại nên có dấu hiệu của tội giết người.
(PLO)- Lượng rất lớn tài sản vụ án Vạn Thịnh Phát đã bị phong tỏa, kê biên; Cựu giám đốc BV Thủ Đức lãnh 21 năm tù về 2 tội tham ô, rửa tiền; Anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn kháng cáo; Công ty Sen Vàng bị kiện liên quan đến Miss Grand Việt Nam 2023; Bị hại kêu oan cho bị cáo trong vụ án giết người; Giọt nước mắt của người đàn ông chém vợ thương tích 51%.
(PLO)- Nếu người bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hành chính vì nguyên nhân khách quan, không trốn tránh, trì hoãn và cơ quan ra quyết định xử phạt không theo dõi, đôn đốc,…thì không thuộc trường hợp cố tình trốn tránh, trì hoãn.
(PLO)- Việc công bố điểm thi luật sư không trái quy định pháp luật; tuy nhiên cần cân nhắc, cẩn trọng, tránh để ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và sự tự tin của người bị công bố.
(PLO)- Bị cáo Nguyễn Minh Quân là giám đốc BV, được giao quản lý tài sản, có quyền ký các ủy nhiệm chi; dòng tiền cuối cùng đều do bị cáo sử dụng nên phạm tội tham ô tài sản.
(PLO)- Sau phiên tòa sơ thẩm vụ án Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, ông Nguyễn Anh Dũng, anh trai cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có đơn kháng cáo.
(PLO)- Việc công bố điểm thi luật sư là cần thiết và phù hợp quy định pháp luật; người tham gia cuộc thi phải chấp nhận nội quy và quy chế của kỳ thi, bao gồm việc công khai kết quả.
(PLO)- Đây là thông tin được nêu tại Hội thảo quốc tế EPCCPL 2023 - hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phát triển xanh và chống biến đổi khí hậu.
(PLO)- HĐXX ghi nhận chuyển biến trong nhận thức, thái độ thành khẩn, ăn năn của bị cáo Quân; gia đình bị cáo đã tự nguyện bán tài sản cuối cùng để khắc phục một phần thiệt hại.