Những điều cần biết khi chứng thực hợp đồng, giao dịch

Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư 01/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ  ngày 20-4 tới.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng, chứng thực giao dịch nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì các bên phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Nếu người giao kết hợp đồng, giao dịch là đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch.

Ảnh minh họa

Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trong hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu, nếu thấy khác thì yêu cầu người đó ký trước mặt mình.

Người tiếp nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm về việc các bên đã ký trước mặt mình.

Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì ký vào từng trang trước khi người có thẩm quyền thực hiện chứng thực theo quy định.

Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực phát hiện tài sản là đối tượng của hợp đồng, giao dịch là tài sản bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp, đã hoặc đang là đối tượng của hợp đồng, giao dịch khác thì lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

Người làm chứng phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm