Vụ SAGRI: VKS nói về việc có 'đang làm vấn đề quá lớn, nâng cao quan điểm'
HOÀNG YẾN
Sáng 15-12, TAND TP.HCM cho đối đáp vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Trước khi đối đáp, đại diện VKS nhấn mạnh đây đã là phiên tòa thứ 4 tham gia, một số bị cáo đã quá quen mặt và một số vấn đề đưa ra tranh luận không mới.
Đại diện VKS tranh luận tại toà. Ảnh: HOÀNG YẾN
Đại diện VKS nói: “Chúng tôi thấy kỳ lạ là các bị cáo cấp dưới, tham mưu đều thừa nhận nhưng người chịu trách nhiệm chính chưa dũng cảm thừa nhận hành vi sai trái của mình. Cấp trên Trần Vĩnh Tuyến (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM bị tạm đình chỉ công tác) thừa nhận cấp dưới nhận sai. Duy nhất, bị cáo Trần Trọng Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng) và luật sư cho rằng VKS dùng các quy định hết thời hiệu, dùng những căn cứ buộc tội không đúng".
VKS cho rằng các căn cứ cáo buộc hoàn toàn chính xác, đúng quy định pháp luật. Vụ án diễn ra trong nhiều năm, hành vi tại thời điểm nào vận dụng quy định tại thời điểm đó. Theo VKS, luật sư cố tình cắt ráp để cố tình hiểu sai, một số bài bào chữa tự mâu thuẫn. Thậm chí có những bài bào chữa mà dùng theo ngôn ngữ pháp lý buộc tội lẫn nhau.
Bị cáo Lê Tấn Hùng bị đề nghị mức hình phạt cao nhất 2 tội 30 năm tù. Ảnh: HOÀNG YẾN
Về thiệt hại 672 tỉ với tội vi phạm các quy định về quản lý sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, VKS quy kết là hoàn toàn có căn cứ.
Đi vào nhóm tội tham ô, VKS ghi nhận 35 ý kiến, trong đó có 14 ý kiến đề cập đến nội dung liên quan đến hành vi tham ô.
Về tội tham ô, đại diện VKS tái khẳng định quy kết sử dụng 10 hợp đồng khống ký kết với hai công ty lữ hành du lịch là phương tiện chiếm đoạt tiền của SAGRI là có cơ sở. Số tiền tham ô được xác định dựa trên chứng cứ, chứng từ đã thu thập.
VKS phân tích thực tế chưa một chuyến đi nào được thực hiện theo ký kết. Nội dung chương trình là tham quan du lịch tại các địa điểm nổi tiếng không có nhằm mục đích nâng cao kinh nghiệm, học tập cách làm hay, làm tốt. Lý do phải ký hợp đồng đi thực tế học tập kinh nghiệm thì định mức thanh toán mới được 100% chuyến đi.
VKS cho rằng trong quá trình tranh luận, các luật sư, bị cáo có sự lẫn lộn không có thiệt hại và thiệt hại được khắc phục. Tiền đã thoát khỏi sự quản lý nhà nước, các bị cáo nộp lại là khắc phục lại hành vi các bị cáo gây ra. Không nộp thì toà buộc VKS ghi nhận sự tự nguyện khắc phục, thái độ tích cực các bị cáo. Một lần nữa, VKS xác định các bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả.
Về ý kiến các luật sư, bị cáo cho là “VKS đang làm vấn đề quá lớn, nâng cao quan điểm”, VKS phân tích tội tham ô là đặc biệt nghiêm trọng, chỉ 1-5 tỉ đồng đã có mức cao nhất tử hình, đối với tội vi phạm các quy định về quản lý sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí từ 1 tỉ trở lên đã có mức hình phạt 20 năm tù.
Tuy nhiên trong vụ án này, không riêng bị cáo nhóm tham ô mà các bị cáo nhóm khác đều được VKS đề nghị áp dụng hình phạt dưới khung. Việc đề nghị mức án là trên cơ sở tính chất vai trò, vị trí từng bị cáo khi thực hành vi, trách nhiệm của từng bị cáo, đồng thời xem xét thái độ của các bị cáo tại quá trình điều tra, tại toà và hậu quả gây ra trong vụ án.
Từ đó, VKS giữ nguyên quan điểm đã đề nghị đối với các bị cáo tại bản luận tội ngày 13-12. Cụ thể, bảy bị cáo nhóm tội tham ô thì bị cáo Lê Tấn Hùng (Tổng giám đốc SAGRI) cao nhất 14-16 năm tù, bị cáo thấp nhất là 5-6 năm tù.
VKS vẫn đang tiếp tục đối đáp nhiều nhóm vấn đề khác.
(PLO)- Luật sư của ông Trần Trọng Tuấn bào chữa rằng ông không vi phạm pháp luật về điều kiện nghĩa vụ tài chính khi thẩm định và ký tờ trình, đề nghị tuyên ông không phạm tội.
(PLO)- Sau khi Chính phủ công bố kế hoạch sáp nhập một số tỉnh, thành phố, nhiều người dân băn khoăn liệu có cần làm lại thẻ căn cước hay không. Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết.
(PLO)- Chính phủ thống nhất việc không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp; trường hợp Quốc hội có ý kiến khác, Đảng ủy Chính phủ thống nhất với Đảng ủy Quốc hội báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.
(PLO)- 'Bóc phốt' bạn trai quen cùng lúc nhiều người, cô gái bị đánh gục tại quán cà phê; Một Đại úy Công an tỉnh Hậu Giang hy sinh khi làm nhiệm vụ; Người mua phải sữa bột giả cần làm gì?
(PLO)- Qua gần 7 năm thực hiện việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, VKSND TP.HCM cùng các cơ quan tư pháp hai cấp khác tại TP đã đạt nhiều kết quả tích cực...
(PLO)- VKSND Tối cao đề xuất trong vụ án dân sự công ích, nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố thì Toà án không chấp nhận giải quyết; Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thì cho rằng quy định này 'chưa phù hợp'.
(PLO)- Công ty LDG chưa thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhưng đã xây thô 488 căn nhà liền kề, biệt thự rồi bán cho khách hàng; 192 căn liền kề còn lại đã hoàn thiện thi công phần móng.
(PLO)- Bị cáo Nguyễn Hữu Chất đã thỏa thuận nhận 100 triệu đồng để bỏ qua vi phạm; VKS truy tố tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tòa xử tội nhận hối lộ.
(PLO)- UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp phối hợp có hiệu quả với Cục Thi hành án dân sự TP tổ chức thi hành án trong vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
(PLO)- Cựu Vụ phó Bộ Công thương bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn khi kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với Công ty Bách Khoa Việt, Công ty Long Hưng để nhận hối lộ.
(PLO)- 5 cựu cán bộ huyện và 2 lãnh đạo công ty bất động sản được đưa ra xét xử vụ xây dựng không phép hơn 500 căn nhà, biệt thự tại dự án Khu dân cư ở Trảng Bom.
(PLO)- Doanh nhân La “điên” cùng nhóm cán bộ ở xã Minh Quang và huyện Kiến Xương chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái luật, gây thiệt hại hơn 4,5 tỉ đồng.
(PLO)- Theo chuyên gia, phải là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án thì mới được phân lô, bán nền, cá nhân không thể là chủ đầu tư của dự án phân lô bán nền.
(PLO)- Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị dự thảo Luật Dẫn độ quy định cụ thể phương án xử lý trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng hình phạt tử hình.
(PLO)-Ngoài hình phạt đối với các bị cáo, đại diện VKS đề nghị Tòa án thu hồi 3 khu đất liên quan Tổng công ty Chè, giao về UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng quản lý.