Luật sư bị hạn chế quyền tiếp xúc thân chủ

Trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá 1 giờ mỗi lần gặp… Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc nhà tạm giữ, trại tạm giam”. Ngoài ra, nghị định quy định chặt chẽ: “Người bị tạm giữ, tạm giam…, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ...”.

Quy định trên cũng được hiểu là thời gian làm việc, tiếp xúc của luật sư đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giữ tại bất cứ giai đoạn điều tra - truy tố - xét xử… đều bị khống chế “không quá 1 giờ mỗi lần gặp…”.

Trong khi thời gian gặp của điều tra viên, kiểm sát viên, cán bộ tòa án thì đều không có giới hạn và sẽ được hiểu rằng những người tiến hành tố tụng sẽ làm việc theo giờ hành chính (trừ trường hợp hỏi cung vào ban đêm)...

Trong thực tiễn, khi nhận bào chữa những vụ án lớn, phức tạp, khó khăn; luật sư, người bào chữa sau khi vượt hàng trăm cây số khi đến nhà tạm giam cũng chỉ được quyền tiếp xúc bị can, bị cáo không quá 1 giờ mỗi lần gặp thì làm sao đảm bảo hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho công việc bào chữa. Những lúc khó khăn, buộc lòng luật sư - người bào chữa phải tiếp tục đề xuất để được trưởng nhà tạm giữ - giám thị trại tạm giam giải quyết cho tiếp xúc làm việc với bị can, bị cáo và tất nhiên phải vào thời điểm khác với điệp khúc “không quá 1 giờ”.

Như vậy, việc ấn định giới hạn giờ làm việc, tiếp xúc của luật sư - người bào chữa “không quá 1 giờ mỗi lần gặp” (tương đồng với thời gian thăm nuôi, gặp mặt của thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam) là không phù hợp thực tế. Nó đồng nghĩa với phân biệt đối xử, gây ảnh hưởng xấu; đi ngược lại với việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo và hoạt động nghề nghiệp của luật sư.

Một quy định bất bình đẳng làm hạn chế thời gian lao động, làm việc của luật sư - người bào chữa khác đã và đang tồn tại gần tròn 15 năm qua (!) Thiết nghĩ nó đã quá dài lâu và gây nhiều khó khăn, thiệt hại không thể thống kê, đo đạc được cho giới luật sư. Vì vậy, cần phải được nhanh chóng khắc phục nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới và tiến bộ xã hội.

Luật sư NGUYỄN THANH LƯƠNG, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm