Quá nhiều email, họp hành khiến người Việt sao nhãng công việc

Kết quả khảo sát cho thấy những yếu tố có khả năng gây mất tập trung của người lao động là email, thông báo điện thoại hoặc các cuộc họp.

Trong đó, 55% mọi người nhận được nhiều hơn 15 email mỗi ngày, đặc biệt 14% người lao động phải đọc hơn 40 email. Việc có quá nhiều thông tin đòi hỏi sự chú ý và phản hồi của họ làm cắt giảm thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, 54% người lao động thường kiểm tra điện thoại hơn 10 lần trong ngày. Tổ chức này cho rằng công nghệ có thể tạo ra sự phân tâm và gây nghiện, vì những việc cá nhân hoặc mạng xã hội được coi là nguyên nhân gây mất tập trung hàng đầu.

Nhận nhiều email, họp hành liên miên khiến người lao động bị sao nhãng công việc. Ảnh minh họa

Kết quả khảo sát này cũng chỉ ra sự phân tâm làm mất đi năng suất nhân viên trong vòng 20 phút hoặc hơn nữa.

Đồng thời, một cuộc khảo sát gần đây của People Management cho thấy thời gian dành cho các cuộc họp tương đương với khoảng 15% thời gian làm việc của nhân viên.

Các cuộc họp kéo dài nhưng không có mục tiêu rõ ràng, hoặc có nhiều người không liên quan tham gia sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của nhân viên. Do vậy, mọi người thích thảo luận chung chỉ khi thực sự cần thiết thay vì các cuộc họp định kỳ.

"Năng suất, sau tất cả, không đồng nghĩa với làm việc quá giờ hoặc có mặt tại văn phòng. Khi người lao động không cảm thấy có năng lượng, họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ đề ra đúng thời hạn. Vậy người sử dụng lao động có thể làm gì để cải thiện năng suất của nhân viên?" - Adecco phân tích. 

Ngược lại, khảo sát của Adecco Việt Nam cũng chỉ ra có 78% doanh nghiệp mong muốn nhân viên của họ luôn có mặt tại văn phòng. 1/3 người sử dụng lao động cho rằng việc ở trong văn phòng không ảnh hưởng đến năng suất và tinh thần của nhân viên, dù thực tế điều đó không đồng nghĩa là mọi người đang tích cực đóng góp vào công việc.

Tuy nhiên, 83% người lao động lại cho rằng thời gian làm việc linh hoạt sẽ làm tăng năng suất của họ. Vì văn hóa tổ chức ở Việt Nam thường quy định nhân viên có mặt tại nơi làm việc toàn thời gian, 54% người lao động thường xuyên hoặc thỉnh thoảng ở lại làm việc muộn cho dù họ không có nhiệm vụ được giao.

"Thực tế, một nhân viên ở lại văn phòng không có nghĩa là người đó đang làm việc hiệu quả. Họ thừa nhận rằng buổi chiều không phải là thời gian tràn đầy năng lượng nhất của họ, mà là buổi sáng (từ 7 giờ đến 11 giờ)" - Adecco phân tích. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới