Quá trình thực hiện 2 dự án điện gió ở Gia Lai

(PLO)- Quá trình triển khai hai dự án điện gió, nhà đầu tư đảm bảo năng lực tài chính và hoàn thành cả hai dự án theo đúng quy định pháp luật. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự án nhà máy điện gió Phát triển Miền núi do Công ty Cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư (gọi tắt là Công ty Điện gió 1) và dự án nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên do Công ty Cổ phần Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư (gọi tắt là Công ty Điện gió 2).

Đảm bảo năng lực tài chính

Theo chủ đầu tư với hai dự án điện gió trên, đơn vị đã đầu tư hơn 3.200 tỉ đồng, không vay vốn ngân hàng trong nước. Quá trình triển khai, nhà đầu tư đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện và hoàn thành cả hai dự án theo đúng quy định pháp luật.

dự án điện gió Gia Lai
Dự án điện gió Chế biến Tây Nguyên khởi công năm 2020. Ảnh: NH.

Dự án nhà máy điện gió Phát triển Miền núi có tổng mức đầu tư 1.916 tỉ đồng; dự án nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên có tổng mức đầu tư 1.917 tỉ đồng. Cả hai dự án đều có công suất 50 MW, thời gian thực hiện từ tháng 6-2020 đến tháng 11-2021.

Về năng lực tài chính, điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh phải có: Bản sao một trong các tài liệu báo cáo tài chính hai năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Do Công ty Điện gió 1 và Công ty Điện gió 2 mới thành lập nên không có báo cáo tài chính hai năm gần nhất theo quy định. Tuy nhiên, cả hai công ty đều có văn bản cam kết hỗ trợ tín dụng của Ngân hàng Vietcombank khi cam kết cho vay 80% tổng mức đầu tư đối với mỗi dự án; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ là Công ty Cổ phần Kinh doanh Phát triển Miền Núi Gia Lai và Công ty TNHH Kinh doanh và Chế biến Tây Nguyên; cam kết tài chính của nhà đầu tư là Công ty EPVN W2 Company Limited.

Tính đến ngày 31-12-2023, Công ty Điện gió 1 đã đầu tư 1.621 tỉ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 486 tỉ, chiếm 30% tổng mức đầu tư dự án; vốn vay 1.134 tỉ đồng, chiếm 70% tổng mức đầu tư dự án.

Tương tự, Công ty Điện gió 2 đã đầu tư 1.581 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 486 tỉ đồng, chiếm 31% tổng mức đầu tư dự án; vốn vay 1.094 tỉ đồng, chiếm 69% tổng mức đầu tư dự án.

Theo nhà đầu tư, thời điểm thành lập hai công ty trên có vốn điều lệ 25 tỉ đồng và được điều chỉnh theo từng giai đoạn, tiến độ dự án để đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, đến ngày 26-10-2021, hai công ty đã điều chỉnh góp thêm và tăng vốn chủ sở hữu hơn 486 tỉ đồng đối với mỗi dự án, trên 25% tổng mức đầu tư là đúng quy định.

Việc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đúng quy định, hoàn thành các nghĩa vụ đối với việc chuyển nhượng cổ phần.

Dự án điện gió được điều chỉnh quy hoạch hợp lý

Theo chủ đầu tư, hai dự án điện gió trên được miễn giấy phép xây dựng theo điểm k, khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng 2014; có hợp đồng EPC với tổng thầu và không thuộc trường hợp lập hồ sơ môi trường theo quy định.

Trong quá trình thực hiện dự án, có một số hộ dân trong vùng dự án khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ. Sau đó, chủ đầu tư đã kiểm tra thực tế, giải quyết đền bù, hỗ trợ hợp lý, đầy đủ cho các hộ dân tại các xã Bàu Cạn, Thăng Hưng, Gào, Ia Băng… Đến nay, chính quyền các xã xác nhận hai dự án không còn khiếu nại, khiếu kiện nào của người dân.

Du-an-dien-gio-chu-prong-Gia-Lai-1.jpg
Dự án điện gió ở huyện Chư Prông, Gia Lai. Ảnh: NH.

Trong quá trình thực hiện, dự án nhà máy điện gió Chế biến Tây Nguyên tại xã Thăng Hưng đã được điều chỉnh quy hoạch.

Cụ thể, từ năm 2019, diện tích đất cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư nhà máy đã được UBND tỉnh Gia Lai thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh bổ sung ranh giới tại các xã Bàu Cạn, Thăng Hưng, huyện Chư Prông theo văn bản của tỉnh và Sở Công Thương.

Do vậy, địa điểm thực hiện dự án được bổ sung phần diện tích đất tại xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông đã được thực hiện từ năm 2019, trước thời điểm bổ sung dự án và quy hoạch điện VII điều chỉnh theo các văn bản số 795/2020 và 911/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, vị trí thực hiện dự án (bổ sung xã Thăng Hưng) phù hợp với kế hoạch sử dụng đất huyện Chư Prông năm 2020 được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt. Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 02/2019 của Bộ Công Thương, địa điểm thực hiện dự án bổ sung phần diện tích đất tại xã Thăng Hưng là phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo chủ đầu tư, tất cả các hạng mục, công việc xây dựng phía Việt Nam đủ điều kiện thực hiện đều được chủ đầu tư, tổng thầu giao cho nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Dự án được ký hợp đồng EPC trọn gói với một nhà thầu nước ngoài là Công ty Sinohydro Corporation Limited nên chỉ có những chuyên gia nước ngoài vào làm việc tư vấn, quản lý do các thiết bị tuabin gió là thiết bị công nghệ cao, hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài, trong nước không sản xuất được.

Chủ đầu tư thông tin thêm, hiện nay số tiền ký quỹ còn lại của hai dự án (hơn 16 tỉ đồng) vẫn chưa được hoàn trả. Công ty Điện gió 1 và Công ty Điện gió 2 sẽ liên hệ cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở KHĐT tỉnh Gia Lai để được hướng dẫn, thực hiện theo quy định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm