Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa biển Đông

Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung thường niên vừa diễn ra ngày 9-11 tại Mỹ. Tham dự, về phía Mỹ có Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, phía Trung Quốc có Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa.

Lẽ ra cuộc gặp này diễn ra ở Bắc Kinh tháng trước nhưng đã bị hoãn vì các căng thẳng về thương mại và quân sự giữa hai bên.

Các chủ đề chính trong cuộc gặp ngày 9-11 là giải trừ hạt nhân Triều Tiên, biển Đông, nhân quyền của Trung Quốc.

Theo Reuters, trong cuộc gặp hai bên đã thể hiện bất đồng về nhiều vấn đề, trong đó có tự do hàng hải ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề Đài Loan, chuyện Trung Quốc đối xử với người thiểu số Hồi giáo, và cả vấn đề đang rất nóng là thương mại.

Tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhắc đến chuyện Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo và đá ở biển Đông và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt.

“Chúng tôi không ngừng lo ngại về các hoạt động và tình trạng quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc. Chúng tôi thúc giục Trung Quốc tôn trọng các cam kết đã đưa ra ở khu vực này” - Reuters dẫn lời ông Pompeo.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) cùng nhìn Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington (Mỹ) ngày 9-11. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) cùng nhìn Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington (Mỹ) ngày 9-11. Ảnh: REUTERS

Đáp lại, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì chỉ trích việc Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến gần các đảo ở biển Đông (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Ông Dương đề nghị Mỹ ngưng đưa tàu chiến và máy bay đến khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis nói Mỹ không chấp nhận yêu cầu này. Chủ trương của Mỹ là hành động theo luật pháp quốc tế, nhằm đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hải của Mỹ và cả của các nước khác ở biển Đông.

Bên cạnh bất đồng, quan chức hai bên cũng cố gắng kiểm soát thiệt hại quan hệ song phương vốn xấu đi trong nhiều tháng qua, và mở đường cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 ở Argentina cuối tháng này.

Hai Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngụy Phượng Hòa đồng ý nhất thiết phải giảm căng thẳng quân sự hai bên, nhằm tránh tai nạn xung đột. Mỹ gần đây phản đối Trung Quốc triển khai tàu chiến áp sát tàu Mỹ một cách nguy hiểm.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) trong cuộc họp báo. Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) trong cuộc họp báo. Ảnh: REUTERS

Quan chức hai bên cùng cảnh báo chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới sẽ làm tổn thương cả hai, cùng kêu gọi duy trì các kênh liên lạc để giải quyết vấn đề đang làm thị trường tài chính thế giới bất an này.

“Mỹ không theo đuổi chiến tranh thương mại hay chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Dù hai nước đang phải đối đầu các thách thức khó khăn nhưng hợp tác vẫn được duy trì ở rất nhiều khía cạnh” - Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói tại cuộc họp báo.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.