​Sao thầy không mở Facebook?

Chương trình “Tiếng nói từ học sinh” tại Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc, Quảng Ninh - Ảnh: Đ.Hiếu ảnh 1
Chương trình “Tiếng nói từ học sinh” tại Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc, Quảng Ninh - Ảnh: Đ.Hiếu

Cách đó hơn một tuần, một nữ sinh của trường đã đánh nhau với một nữ sinh trường khác. Sau khi chuyện xảy ra, thầy hiệu trưởng đến từng lớp nói các em: “Có điều gì muốn chia sẻ, tâm sự thì viết cho thầy nhé”.

“200 bức thư gửi về là ngoài mong đợi và cũng cho thấy nhu cầu được nói, được hiểu của các em học sinh lớn đến thế nào” - thầy hiệu trưởng Phạm Văn Sơn nói.

Có bức thư dài kín cả mặt giấy nhưng cũng có bức thư vẻn vẹn mấy chữ, thậm chí nhiều lời tâm sự còn được viết vào những trang giấy trắng xé vội, là tâm sự mộc mạc và rất thật của học sinh khiến người lớn phải lưu tâm. Mỗi lá thư là một lời tâm sự.

“Em và bạn thân giận dỗi nhau vì lý do riêng tư, em không biết nên làm lành với bạn như thế nào vì bạn không nghe em nói”, “Nhiều lúc bố mẹ em không hiểu em, không lắng nghe ý kiến của em. Những lúc như vậy em thấy buồn chán vô cùng”... Một em lớp 6 còn chia sẻ: “Buổi tối ở xóm em có rất nhiều anh rủ em đi hút chích nhưng em từ chối. Anh ấy dọa sẽ đánh em, em không biết phải làm gì?”...

“Tôi đã đọc hết các tâm sự và thấy không có em nào chán nản chuyện học hành, kể cả các em học yếu. Các em rất cởi mở, bộc trực và thẳng thắn, kể cả chuyện tình yêu. Tuy nhiên cái thiếu ở các em là hướng xử lý tình huống gặp phải trong cuộc sống” - thầy Sơn nói.

Xấp thư của học sinh được các thầy cô phân loại, kẹp gọn gàng bằng những kẹp ghim màu khác nhau theo ba nhóm: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ nhà trường rồi chia nhau đọc và giải quyết. Thư đề tên thật thì thầy cô là người tư vấn cho các em. Với những câu hỏi không có tên sẽ được nhà trường giải đáp, gỡ rối vào sáng thứ hai chào cờ.

Những trang tâm sự của các học sinh gửi đến thầy cô ảnh 2
Những trang tâm sự của các học sinh gửi đến thầy cô

Trong số các câu hỏi thì “Thầy ơi! Sao thầy không mở Facebook để em thông tin và chia sẻ với thầy?” là câu hỏi đã nhận được sự đồng tình qua những tiếng vỗ tay từ tất cả các khối lớp.

Đứng trên bục phát biểu, người thầy tóc đã hoa râm nói: “Các em có thể gửi bất cứ thắc mắc gì đến hai cái “Facebook” của thầy bất cứ lúc nào, thầy sẽ giải đáp”. Hai “Facebook” đó chính là hai hòm thư góp ý được gắn ngay lối cầu thang hai dãy nhà học.

Thầy Sơn cho biết một thực tế hiện nay là việc truyền tải đủ lượng kiến thức đã chiếm hầu hết thời lượng ở trường, vì vậy thầy cô không có thời gian nghe và giải tỏa những tâm tư của học sinh. “Việc không chia sẻ được với ai dễ dẫn các em tới hành động bột phát như đánh nhau, ẩu đả” - thầy Sơn nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.