Kết quả do Trung tâm Sanger Anh quốc, chuyên nghiên cứu về bộ gen đơn bội, công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications của Anh.
Bình thường như từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghĩ rằng họ đã theo một chế độ ăn uống lành mạnh vùng Địa Trung Hải là nhiều rau quả tươi, nhiều cá và rất ít mỡ động vật. Nhưng thực tế không phải vậy! Theo một nghiên cứu mới nhất được thực hiện vào tháng 4-2017 trên 1.500 dân làng thì kết quả cho thấy chế độ ăn truyền thống của họ có rất nhiều mỡ động vật và chất ngọt. Hơn nữa, gần 83% dân làng tại đây bị thừa cân và béo phì. Vậy chìa khóa của sự trường thọ nằm ở đâu? Các nhà nghiên cứu đã đau đầu giải mã.
Ngôi làng miền núi trên đảo Crete, Hy Lạp có cộng đồng dân cư sống trường thọ nhờ gen lạ.
Và đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia di truyền học đã vào cuộc. Họ đã phân tích bộ gen đơn bội của 250 dân làng và đã phát hiện ra ở nhóm người này có hai đột biến gen rất lạ và “chưa từng gặp từ trước đến nay” nằm trong chuỗi nhiễm sắc thể 16. Chính hai đột biến gen này đã giúp cơ thể họ thường xuyên duy trì được một lượng cholesterol thấp trong máu nên các chứng bệnh về tim mạch khó có điều kiện khởi phát.
Và đáng ngạc nhiên hơn, hiện tượng vô cùng hiếm về di truyền học trong cộng đồng dân cư miền núi trên đảo Crete này gần như là duy nhất trên thế giới, bởi các nhà khoa học sau đó đã nghiên cứu di truyền trên vài ngàn người châu Âu nhưng cũng chỉ tìm ra được một trường hợp tương tự duy nhất khác ở một người Ý sống tại vùng Toscana (miền Trung-Tây) mà thôi.