Giao lưu trực tuyến ‘Hiểu đúng và đối phó dịch Corona’

Hỏi: bác sĩ có thể dự đoán về tình hình dịch nCoV sắp tới?
TS-BS Lê Quốc Hùng: Như chúng ta đã biết, những ngày đầu virus nCoV xuất hiện sau đó lây lan nhanh, hiện tại số bệnh nhân mắc phải tăng rất nhanh, ngày hôm nay theo thống kê có tới 24.000 người mắc, lan ra 28 quốc gia. Đã 3 lần thế giới thay đổi mức cảnh báo từ khu vực lên tầm quốc gia và hiện nay là tầm quốc tế cho thấy mức độ lây lan của dịch rất nghiêm trọng.

Giao lưu trực tuyến ‘Hiểu đúng và đối phó dịch Corona’ ảnh 1
Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: HOÀNG GIANG

. Hỏi: Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin bệnh nhân người cha hết âm tính rồi lại dương tính với virus corona, có phải là virus này lúc ẩn lúc hiện không?

BS Trương Hữu Khanh: Thật ra bệnh do virus rất kinh điển. Có những loại virus đã quá quen thuộc và kinh điển như sởi thì sau 4 ngày mắc bệnh, nồng độ virus còn rất thấp nên không cần phải làm xét nghiệm lại còn đối với cúm, sau khi mắc sốt 2 ngày thì không cần xét nghiệm lại.

Giao lưu trực tuyến ‘Hiểu đúng và đối phó dịch Corona’ ảnh 2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: HOÀNG GIANG

Còn chủng mới của virus corona nCoV rất mới nên nguyên tắc phải thật thận trọng khi cho bệnh nhân xuất viện vì nguồn virus này có thể còn tiềm ẩn trong người và khả năng lây lan ra cộng đồng rất cao. Đối với bệnh nhân người cha, dù bệnh nhân đã khỏe mạnh 10 ngày đi chẳng nữa nhưng phải chứng minh bệnh nhân không còn thải virus ra ngoài được thì mới được cho về cộng đồng. Do đó, thấy bệnh nhân nằm lâu dù khỏe, không thể nói âm tính là được cho ra ngoài được. Đây là nguyên tắc bảo vệ tối đa cho cộng đồng.

Các kết quả xét nghiệm phết họng cho kết quả lúc ẩn lúc hiện không phải là virus ẩn đi mà có thể do virus chỗ phết ít đi hoặc không có, và nhiều khi còn do lý do khác như bệnh nhân súc miệng bằng chất gì đó.

Giao lưu trực tuyến ‘Hiểu đúng và đối phó dịch Corona’ ảnh 3
Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: HOÀNG GIANG

Liên quan vấn đề này, TS-BS Lê Quốc Hùng cho biết có 2 nhóm tiêu chuẩn để cho một bệnh nhân nhiễm virus xuất viện. Tiêu chuẩn thứ nhất là trên lâm sàng, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, các chỉ số hoàn toàn trở về bình thường và thứ hai là phải đảm bảo khi xuất viện, mầm bệnh không lây lan ra cộng đồng. Do đó, dù bệnh nhân rất khỏe sinh hoạt bình thường nhưng vẫn cần theo dõi và chắc chắn bệnh nhân không là mầm bệnh lây lan ra cộng đồng.
Bạn đọc Lê Thị Anh Nhàn, TP. HCM: 

Xin phép hỏi bác sĩ Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy câu hỏi: "Thưa bác sĩ, ông có thể cho biết cơ chế như thế nào để có thể khẳng định được 1 bệnh nhân khỏi hoàn toàn corona (từ âm tính thành dương tính). Phải xét nghiệm âm tính bao nhiêu lần với virus Corona, bao nhiêu lần hết ho hết sốt thì chứng nhân hoàn toàn khỏi theo quy định cả WHO và Bộ Y tế? Theo thông tin tôi đọc được ở các báo, bệnh nhân LiDing điều trị ở BV xét nghiệm 1 lần âm tính sau đó dương tính với virus Corona nên vẫn chưa thể khẳng định khỏi bệnh, dù tình hình sức khỏe ông này rất tốt nên tôi thắc mắc cơ chế này, rất mong bác sĩ giải đáp”.

BS Lê Quốc Hùng:

Bệnh nhân phải khỏe mạnh, tất cả các chỉ số sinh học bình thường và phải có 2 lần xét nghiệm âm tính với virus Corona liên tiếp chứ không phải là lúc âm lúc dương thì mới được chứng nhận hoàn toàn khỏi bệnh.

Các khách mời tham gia trả lời các câu hỏi của bạn đọc tại buổi toạ đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG

. Nguyen Tien (quận 3): Xin hỏi các cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào đối với những trường hợp đăng tin sai sự thật? 

Luật sư Trần Mạnh Hùng

+ Luật sư Trần Minh Hùng: Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Gần đây, nhiều ca sĩ cũng bị Sở TTTT mời làm việc vì thông tin sai sự thật. Họ đăng có thể vì trục lợi, hoặc đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc đều là vi phạm pháp luật. Vì vậy, phải hết sức cân nhắc. 

Một tổ chức, cá nhân đăng thông tin sai sự thật, có thể xử phạt hành chính, với số tiền lên tới 30 triệu đồng hoặc đăng thông tin gây hoang mang, gây thiệt hại thì có thể bị xử lý hình sự, thậm chí phạt tù. 

Chúng ta không phải là người có chuyên môn, dịch bệnh này lại là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A nên chúng ta không thể suy diễn, đưa thông tin sai. 

Những thông tin chúng ta đăng trên MXH, xóa rồi xong. Cơ quan chức năng có thể thu thập chứng cứ và xử lý chúng ta. Hoàn toàn có cơ sở để xử lý. 

Vì vậy không nên đưa, share những thông tin không rõ nguồn, không ai kiểm chứng. Nếu không biết thì cũng không nên đưa tin, đó là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng có nhiệm vụ. 

Câu like câu view để nỗi tiếng, để trục lợi là đều rất đáng phê phán. Hãy hợp tác cùng cơ quan chức năng để cùng ngăn cản dịch. 

+ Bác sĩ Lê Quốc Hùng: Hãy bình tĩnh. Lên mạng tìm hiểu là rất tốt, xem thông tin các nhà khoa học, xem diễn biến dịch như thế nào. Nên đi theo hướng đó để tăng hiểu biết về bệnh để có biện pháp phòng ngửa tốt nhất. Chứ chúng ta cứ tự nhiên share những thông tin không hề được kiểm chứng như thông tin 33 người chết vì virus Corona ở bệnh viện CHợ Rẫy. Một thông tin vô cùng phi lý như vậy mà cứ thản nhiên share không cần kiểm chứng thì hậu quả thế nào. Gây hoang mang cho người khác. 

. Khiết Bông Trần: Theo thông tin em được biết thì virus Corona không bay lơ lửng trong không khí (trừ khi ai đó nhiễm bệnh hắt hơi ho) mà phải có vật chủ cho chúng bám vào (ví dụ tay nắm cửa, vòi nước, nút bấm thang máy...). Thông tin này có đúng không và virus Corona tồn tại được khoảng thời gian bao lâu ngoài môi trường, thưa bác sĩ. Ví dụ tay em lỡ dính con virus này mà em chưa rửa tay bằng xà bông thì bao lâu nó chết trên tay em ạ? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

+ BS Trương Hữu Khanh: Cấu tạo của virus không cho phép nó bay lơ lửng mà nó phải nằm ở trong giọt bắn, mang khẩu trang là chặn giọt bắn mang con virus này gây bệnh tiếp xúc với mặt.

Giọt bắn này có thể bám vào nhiều nơi và đi vào cơ thể gây bệnh. Trước đây, đã có nghiên cứu virus corona có thể gây cảm lạnh ở người nhưng rất nhẹ, chưa tìm thấy nghiên cứu phân tích nào xem nó sống bên ngoài như thế nào.

Tuy nhiên, sau khi các chủng mới của virus corona gồm Sars và MersCoV, hiện nay là nCoV thì người ta mới bắt đầu nghiên cứu. Sự tồn tại của các chủng virus mới này tùy thuộc lớn vào độ ẩm và nhiệt độ. Các loại virus này muốn gây bệnh phải có nồng độ virus nhất định đi vào cơ thể, nếu ở nhiệt độ trên 25 độ C trở lên, nồng độ của virus này sẽ giảm xuống đáng kể so với nhiệt độ thấp hơn. Do đó, biện pháp mở cửa nhà cho thông thoáng, không sử dụng máy lạnh cũng giúp cho nồng độ virus này giảm xuống, giảm khả năng gây bệnh.

+ BS Lê Quốc Hùng: Cách phòng ngừa tốt nhất là sự hiểu biết của mọi người về loại bệnh này.

Buổi giao lưu trực tuyến được trực tiếp trên Fanpage và Youtube Báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

. Ngọc Yến: Nhà em gần bệnh viện thì có cần phải đóng kín cửa phòng, cửa nhà không bác sĩ ơi? 

BS Lê Quốc Hùng (cười): Bạn đừng có hoang mang quá. 

Khi tất cả bệnh nhân vào khoa khám bệnh hay cấp cứu đã được sàng lọc, bệnh nhân có bệnh được xác định có thể lây truyền được đều được sàng lọc ngay từ đầu.

Nếu có nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được cách ly tuyệt đối tại khu vực đặc biệt, có trang bị phương tiện khử trùng thường xuyên đảm bảo virus nằm trong người bệnh không thể phát tán ra không khí. Do đó trong bệnh viện nhưng ngoài khu vực cách ly không thể có virus nên không có lý do gì ở trong môi trường bệnh viện phải sợ. Các y bác sĩ ở bệnh viện cũng không đeo khẩu trang và sinh hoạt bình thường nên không có lý gì các bạn lại phải sợ. Một trong những phương pháp phòng ngừa là mở cửa ra cho thoáng khi và không khí bay vào nhà.

. Lê Huy: Chích ngừa cúm có ngừa được Corona không ạ?

BS Trương Hữu Khanh: Gần đây, khi nghe thông tin về dịch bệnh Corona, người dân quan tâm đến việc chích ngừa cúm nhiều hơn đặc biệt là người có bệnh mãn tính. Đây là thói quen rất tốt vì chích ngừa cúm sẽ ngừa được virus cúm. Tuy nhiên, người dân vẫn phải rửa tay, mang khẩu trang và tuân thủ các biện pháp cách ly để phòng ngừa dịch bệnh. Khi chích ngừa cúm, nguy cơ bị sốt vì cúm sẽ ít hơn và phòng ngừa được nguy cơ bị bội nhiễm, điều trị khó khăn hơn. Do đó, có hay không có corona thì cũng nên chích ngừa cúm.

BS Lê Quốc Hùng: NcoV đang lấn lướt tất cả mọi thứ, môi trường ở Việt Nam vẫn tồn tại các loại cúm khác song song như H1N1, mỗi loại vắc xin sẽ phù hợp cho một loại virus, tác nhân chuyên biệt khác. Hiện tại, văc xin ngừa nCoV đang được tiến hành nghiên cứu, do đó chích ngừa cúm chắc chắn không ngừa được nCoV. Dù không phòng chống được nCoV thì mắc các loại cúm khác làm cho cơ thể suy yếu có thể dễ bị nCoV tấn công nên rất tốt nếu người dân chích ngừa cúm.

. Nhiều bạn đọc hỏi về vấn đề khẩu trang và đeo khẩu trang: Có cần chuyên dụng không, có phải đeo thường xuyên không? 

BS Lê Quốc Hùng: Có nhiều biện pháp để ngăn ngừa nhiễm virus nCoV.

Như chúng ta đã biết virus corona tồn tại trong môi trường lạnh, nhiệt độ dưới 20 độ C, thường xuyên gây bệnh cho động vật, động vật hoang dã rồi từ đó gây bệnh cho người do tiếp xúc hoặc ăn thịt động vật hoang dã, không nấu chín.

14 người đầu tiên nhiễm bệnh ở Vũ Hán buôn bán động vật.

Do đó, biện pháp đầu tiên là không tiếp xúc, không ăn động vật hoang dã. Lây từ người sang người có hai con đường là qua giọt bắn, tức hít phải giọt bắn mang virus từ người bệnh sang người lạnh, chất tiết có thể văng xa khi người bệnh ho hắt hơi. Giọt bắn hơn 1,5m nên có khuyến cáo đứng xa 2m, khi nói chuyện lớn là biện pháp ngăn ngừa hít trực tiếp. Khi ho hoặc trong hội trường ho văng vào ghế, vi khuẩn sống trong giọt bắn, mình sờ tay vào các vật dụng này từ tay chuyển lên vùng mặt. Người chưa bị bệnh đeo khảu trang ngăn ngừa được. Chủ yếu cản trở ho hắt hơi mang mầm bệnh hoặc ngăn chặn giọt bắn người đứng đối diện thì cái gì che cũng được từ khẩu trang y tế đến khẩu trang vải. Không cần bắt buộc phải kiêm khẩu trang N95.

Động tác thứ 3 là rửa tay thường xuyên. Không cần bằng cồn, nước sát trùng mà chỉ cần rửa tay bằng xà phòng. Tìm hiểu sử dụng như thế nào là đúng, không cần khẩu trang y tế.

. Minh Nguyet (quận 4): Người không khai báo tình trạng bệnh hoặc che giấu thân nhiệt qua kiểm soát?

BS Lê Quốc Hùng: Theo quy định, bác sĩ khám chữa cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm không được công bố danh tính của bệnh nhân trừ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, tâm lý sợ lộ thông tin kèm tâm lý sợ đến bệnh viện xảy ra khá phổ biến. Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi giấu hoặc khai khai không đúng tình trạng bệnh có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, về tiền có thể bị xử phạt 10 triệu đồng.

Nếu khai không đúng tiền sử bệnh, nơi đã đi, khi cơ quan chức năng phát hiện sẽ cách ly y tế (nếu liên quan bệnh truyền nhiềm) hoặc cố tình không chấp hành cách ly, quyết định yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, người dân có thể bị cưỡng chế, ép buộc thực hiện không cần phụ thuộc người bị cưỡng chế đồng ý hay không.

. Thủy Cúc, Hà Nội: Bé nhà em sốt nhe 37.3 độ có húng hắng ho và xổ mũi, Em lo quá k biết bé có bị nghi ngờ nhiễm virus không ạ? Em xin lời khuyên của bác sĩ về cách tăng cường miễn dịch phòng corona ạ. 

+ Bs Trương Hữu Khanh: Bệnh gì cũng có nguồn lây, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm. Nếu con bạn không tiếp xúc nguồn lây của virus corona như đi về từ Trung Quốc hoặc chơi với người bị bệnh hoặc nhiễm bệnh nên cần hết sức bình tĩnh, chăm sóc con như từ trước đến nay vẫn làm. Ngủ đủ, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, khi sinh hoạt chơi đùa năng quá đừng đi ra ngoài, lạnh phải giữ ấm, đừng tắm tối quá.
Con nít không thể lường được phản ứng của môi trường bên ngoài đối với cơ thể nên người lớn phải chăm sóc. Con nít bệnh vặt là chuyện bình thường.
+ Bs Lê Quốc Hùng: Cần bình tĩnh phân tích một người có nên bị nghi ngờ nhiễm virus nCoV. Viêm nhiễm đường hô hấp trên có thể do nhiều yếu tố khác nhau nên cứ làm theo kinh nghiệm phòng bệnh từ trước đến nay. Nhưng tôi có khuyến cáo thêm trong vòng 1-2 ngày áp dụng đưa đến bệnh viện nhờ chuyên gia sức khỏe theo dõi, chẩn đoán chắc chắn, tránh điều trị tại nhà lâu dài có biến chứng đem đến bệnh viện thì đã muộn.
Về việc tăng sức đề kháng là quá trình lâu dài, không thể uống vài ngày thuốc là sức đề kháng lên vì mỗi lần dịch chẳng lẽ chỉ cần uống thuốc, do đó không nên lạm dụng mà phải có chế độ ăn, uống sinh hoạt điều độ lâu dài. Cứ suy nghĩ mua thuốc bổ càng nhiều để uống nhằm tăng sức đề kháng là không đúng.

Tăng đề kháng:

1. Nước: Trẻ thương bận chơi không uống đủ nước, cần cho trẻ uống đủ lượng, đúng cách

2. Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đủ vitamin A, C, D A: uống vitamin A theo định kỳ năm 1 lần hoặc ăn thêm bí đỏ, cà rốt C: có nhiều trong rau, củ, quả D: Bổ sung từ thuốc theo yêu cầu hoặc phơi nắng

3. Chế độ sinh hoạt của con: ăn ngủ nghỉ hợp lý, trẻ nên ngủ sâu từ 21h-3h sáng đây là thời gian não bộ nghỉ ngơi.

Giao lưu trực tuyến ‘Hiểu đúng và đối phó dịch Corona’ ảnh 9
 

. Phụ nữ mang thai nhiễm corona

+ Bs Trương Hữu Khanh: Chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc này. Phụ nữ mang thai là một trong những người có sức đề kháng kém, người ta thường ví von người mang thai nhiễm virus, sức đề kháng kém làm cho họ dễ viêm phổi hơn người khác. Giai đoạn nặng, có thể phải bị chấm dứt thai kỳ. Do đó, đây là đối tượng cần được chăm sóc tốt hơn.

. Nguyễn Hưng (SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Đã có những khuyến cáo về giữ vệ sinh trong sinh hoạt, đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng thực phẩm nấu chín, chế độ uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bác sĩ có thể cho thêm những khuyến cáo về giữ vệ sinh tránh lây nhiễm trong những bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học?

BS Trương Hữu Khanh: Bếp ăn công nghiệp hay tại các cơ quan xí nghiệp, đã có hướng dẫn của cơ quan y tế dự phòng, đó là người chế biến phải mang khẩu trang, đeo găng tay và có khám sức khỏe định kỳ xác định không có bệnh lây nhiễm. Nguyên tắc thức ăn sống và chín phải để cách xa nhau, không để súc vật đi vào nơi chế biến thức ăn. Sau khi nấu xong, phải lưu mẫu thức ăn 48 tiếng, khi có sự việc, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu này đem đi phân tích. Nếu tuân thủ theo những hướng dẫn trên thì nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bếp ăn sẽ rất thấp.

-----------------------------

Xin chúc mừng 5 bạn đọc có câu hỏi hay được chọn trao quà: 

1- Lê Thị Anh Nhàn (TPHCM)

2- Kim Thu, Quận 2 TPHCM

3- Trần Huyền (bạn đọc Facebook)

4- Nguyễn Hưng (ĐH Sư Phạm TPHCM)

5- Hoàng Mạnh (hoangmanh222@gmail.com)

Mời bạn đọc cung cấp thông tin cụ thể để BTC có thể gửi phần quà gồm 1 thẻ cào diện thoại + 1 hộp sản phẩm bổ sung tăng sức đề khán cho trẻ Immukid lus đến tay bạn đọc. 

Trân trọng cảm ơn! 

-----------------------------

Tính đến nay, đã có hơn 20.600 ca nhiễm virus Corona trên toàn cầu, trong đó có khoảng gần 430 ca tử vong, trong khi có hơn 630 ca đã được chữa lành bệnh. Tại Việt Nam, đã có 10 ca dương tính virus Corona, trong đó ba trường hợp được chữa lành. Nhiều trường hợp khác đang được cách ly và theo dõi.
Nỗi lo về virus Corona khiến rất nhiều người dân hoang mang, đặc biệt trong môi trường mạng xã hội chứa nhiều tin đồn, thông tin giả, thất thiệt, không chính xác. Việc hiểu đúng về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) gây ra sẽ giúp người dân có các biện pháp phòng tránh, chống lại, và chữa trị hiệu quả dịch bệnh này. 

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến “Hiểu đúng và đối phó dịch Corona”do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức, sáng 5-2. Ảnh: HOÀNG GIANG

Pháp Luật TP.HCM đặc biệt mời các chuyên gia y tế, pháp lý để giải đáp trực tiếp các câu hỏi từ độc giả vào lúc 9 giờ 15 phút, thứ Tư ngày 5-2.

Nội dung giao lưu trực tuyến sẽ được tường thuật trực tiếp tại các địa chỉ: 
- Báo điện tử PLO.VN
- Fanpage: https://www.facebook.com/phapluattp.vn/
- Kênh YouTube của Báo Pháp Luật TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCp6PchFsCg582xw6gEjpzVA

Tham gia chương trình, 5 câu hỏi hay nhất của độc giả, do khách mời bình chọn sẽ được trao tặng 5 phần quà, mỗi phần là một thẻ cào di động trị giá 100.000 VNĐ và một hộp sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ Immukid plus. 

Khách mời của buổi giao lưu trực tuyến gồm có:
1. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1

2. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC)

3. Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy 
4. Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM).

Đồng hành cùng chương trình hôm nay là Công ty cổ phần đầu tư Kim Long và Công ty TNHH Xử Lý Chất Thải Việt Nam (VWS).

Một lần nữa, Pháp Luật TP.HCM kính mời quý độc giả tham dự giao lưu trực tuyến với bốn chuyên gia uy tín bằng cách đặt câu hỏi Tại đây và nhận quà hấp dẫn.
Diễn biến Virus Corona phức tạp
Thông tin từ Bộ Y tế sáng 4-2 cho biết Việt Nam vừa ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với virus Corona. Số trường hợp nghi nhiễm virus Corona ở Việt Nam hôm nay là 304 người, trong đó 214 trường hợp xét nghiệm âm tính với nCoV, còn lại 90 trường hợp đang được tiếp tục cách ly, theo dõi tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Nhìn ra thế giới, số người chết do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tăng lên 64 người, nâng tổng số ca tử vong tại tỉnh này lên 414 người tính đến sáng 4-2, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 4-2. Có thêm 2.345 trường hợp được phát hiện dương tính với virus Corona ở tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch bệnh, nâng tổng số người bị nhiễm dịch trong tỉnh lên con số 13.522.

Danh sách khách mời

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng ( Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC) )

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng ( Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC) )

Bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy)

Bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy)

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM)

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm