Đối với hàng triệu người đang phải cảnh giác với cân nặng của mình, đây chỉ là thói quen hay liệu có điều gì đó nghiêm trọng hơn? Dưới đây là tiết lộ của các chuyên gia về cảm giác thèm đồ ngọt và cách để kiểm soát chúng.
Thủ phạm có thể là tuổi thơ của chúng ta?
Có thể cảm giác thèm này hình thành dựa trên các loại đồ ăn chúng ta được nhận khi còn nhỏ như một phần thưởng, một thức quà hoặc để an ủi khi chúng ta buồn.
Ví dụ, nếu bố/mẹ của bạn cho bạn thứ gì đó thật ngọt, chẳng hạn như bánh quy, kẹo hoặc sô cô la) để dỗ dành sau khi bạn bị ngã, bạn sẽ học cách kết hợp những loại thực phẩm này với cảm giác hạnh phúc.
Vị ngọt thường đi kèm với sự dịu dàng. Ảnh: Internet
Theo các chuyên gia tâm lý, hương vị đầu tiên mà chúng ta trải nghiệm, từ sữa mẹ, là vị ngọt. Vì vậy, vị ngọt thường đi kèm với sự dịu dàng và bình yên.
Chúng ta bẩm sinh là những kẻ “hảo ngọt”?
Đây là tin tốt cho những người “hảo ngọt” bởi cảm giác thèm này không phải lỗi của bạn.
Nguyên nhân là những thực phẩm cay, đắng và chua dễ có độc hơn. Vì vậy, tình yêu bẩm sinh của chúng ta dành cho đường là một quá trình được thiết kế để dẫn đường cho chúng ta tìm đến những thực phẩm an toàn và dinh dưỡng.
Chúng ta còn thèm những thực phẩm giàu năng lượng như đường - cung cấp nhiều năng lượng cần thiết mà chúng ta cần để sinh tồn khi thức ăn khan hiếm.
Một số lý do khác
- Thói quen
Với nhiều người, một quy tắc ăn uống là phải có món bánh ngọt tráng miệng như một phần không thể thiếu của bữa ăn. Do đó, với họ, bữa ăn sẽ không hoàn chỉnh nếu không có đồ ngọt.
Nếu món tráng miệng là món quen thuộc trong thời thơ ấu, chúng ta có thể tuân theo những quy tắc, thói quen và truyền thống đã lỗi thời này mà không hề đắn đo suy nghĩ.
Bữa ăn không hoàn chỉnh khi thiếu đồ ngọt? Ảnh: Internet
- Một cách tự thưởng cho bản thân?
Với nhiều người, vì thiếu đi các hình thức khác để chăm sóc bản thân như dành thời gian nghỉ ngơi, thưởng thức cuốn sách hay mới nhất, một món đồ trang điểm mới hoặc bất kỳ thứ gì thực sự cảm thấy giống như phần thưởng, ăn uống lại trở thành “thời gian dành cho bản thân”.
- Bạn gặp vấn đề với cảm xúc của mình?
Nhiều người ăn quá nhiều khi gặp một cảm xúc nào đó vì vị ngọt có liên quan với sự dễ chịu từ thời thơ ấu, thức ăn là cách duy nhất họ phải đối phó với nó.
Vấn đề là khi dùng thức ăn để đánh lạc hướng, những cảm giác này vẫn nằm nguyên bên trong chúng ta, chưa qua chế biến và chưa được tiêu hóa.
Có nên quá “hảo ngọt”?
So với đường đôi và đường đa, đường từ bánh kẹo, nước ngọt làm tăng nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, nguy cơ rối loạn đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.
Ăn bánh kẹo, uống nước ngọt chứa đường đơn, dẫu đã ăn, uống nhiều rồi nhưng vẫn chưa có cảm giác no nên cứ ăn thêm mãi, càng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và rối loạn chuyển hóa.
Cách khắc phục tính “hảo ngọt”
Nếu bạn sắp ăn thứ gì đó ngọt/có đường, hãy cố đảm bảo rằng được ăn cùng - một thứ gì khác bổ dưỡng. Việc này sẽ ngăn chặn lượng đường trong máu tăng vọt và tụt thấp và cũng bảo vệ răng của bạn không bị ngập trong đường.
Ví dụ, trái cây tươi hoặc khô, một ly sinh tố hoặc ca cao nóng (được pha bằng sữa gầy) thay vì chỉ là một túi kẹo mà về cơ bản chỉ là đường tinh luyện.
Nên dùng sữa chua thường với trái cây tươi. Ảnh: Internet
Sữa chua trái cây thường chứa thêm đường. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng sữa chua thường và thêm vào đó trái cây nghiền hoặc trái cây tươi. Với cách đó, bạn sẽ nhận được trái cây đích thực và không thêm đường.