CSGT TP.HCM thông tin về kế hoạch lập 12 chốt kiểm soát dịch

Chiều 12-5, lãnh đạo Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cho biết kế hoạch thiết lập các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên các tuyến đường bộ, cửa ngõ vào TP từ 0 giờ ngày 15-5 đang được Công an TP.HCM trình UBND TP phê duyệt để triển khai.

chot-kiem-soat-dich

Chốt kiểm soát dịch ở khu vực quốc lộ 1K vào tháng 4-2020. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Theo đó, dự kiến TP.HCM có 12 chốt kiểm soát cấp TP do Phòng CSGT TP.HCM quản lý và 57 chốt thuộc quận, huyện và TP Thủ Đức quản lý.

Đối với 12 chốt kiểm soát dịch cấp TP gồm có các khu vực: cầu Đồng Nai, cầu Vĩnh Bình, cầu Phú Cường, quốc lộ 1K (giáp Linh Xuân), khu vực Sóng Thần (giáp ranh Bình Dương), quốc lộ 22 (giáp ranh Tây Ninh), quốc lộ 1A (giáp ranh Long An), cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 50, đường Trần Văn Giàu (khu vực cầu Đôi), đường Ba Làng (huyện Bình Chánh).

Lãnh đạo Phòng PC08 cho biết tại các chốt kiểm soát này, CSGT sẽ phối hợp với cảnh sát cơ động, lực lượng y tế, thanh tra giao thông và nhiều lực lượng chức năng khác, ước tính mỗi chốt có khoảng 18 người. Riêng CSGT bố trí bốn người trong mỗi ca trực.

Các chốt kiểm soát hoạt động 24/24 giờ.

Về nội dung này, UBND TP.HCM đã có văn bản về tăng cường các công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, giao Công an TP khẩn trương thiết lập các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên các tuyến đường bộ, đường thủy, cửa ngõ vào TP từ 0 giờ ngày 15-5.

Theo đó, trước nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào TP, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức phát huy vai trò chỉ đạo, cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “phòng” là cơ bản, chiến lược lâu dài; "chống" là cấp bách, quyết liệt, nhanh chóng với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Chuyển từ phòng ngự và tấn công, lấy tấn công là chủ yếu, quan trọng.

Theo UBND TP, nơi nào lơ là, chủ quan, mất cảnh giác để xảy ra các sai phạm về công tác phòng, chống dịch COVID-19 thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm. Xem xét xử lý hình sự các trường hợp vi phạm, lơ là, thiếu trách nhiệm, không nể nang, né tránh; trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM định kỳ xét nghiệm tầm soát cho nhân viên y tế và người bệnh, nâng mức kiểm soát, sàng lọc lên cao nhất, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm trong bệnh viện

UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế hình thành các tổ công tác lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo năng lực lấy 50.000 mẫu đơn mỗi ngày. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo năng lực ứng phó cho tình huống dịch lan rộng, triển khai thêm các khu cách ly tập trung nâng tổng công suất toàn TP lên trên 10.000 giường.

Bên cạnh đó, sẵn sàng triển khai ngay phương án tổ chức điều trị cho 50-100 người bệnh COVID-19; dự trù sẵn kế hoạch đảm bảo điều trị cho 100-200 người bệnh và 200-500 người bệnh. Có kế hoạch tiếp tục xây dựng thêm bệnh viện dã chiến với quy mô 5.000 giường để chuẩn bị cho tình huống có 30.000 ca bệnh.

Trước đó, tại cuộc họp kinh tế - xã hội hôm qua (11-5), ông Nguyễn Thành Phong cho biết TP đang đứng trước sáu nhóm nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn.

Sáu nguy cơ, gồm:1/ Lây nhiễm chéo trong khu cách ly; 2/ Những người không tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch sau thời gian 14 ngày cách ly tập trung; 3/ Nhiều bệnh viện tuyến cuối phải tiếp nhận bệnh nhân từ nhiều tỉnh, thành với rất đông bệnh nhân và thân nhân; 4/ Từ những người nhập cảnh trái phép; 5/ Xâm nhập từ các địa phương có ca nhiễm; 6/ TP cũng là cửa ngõ giao lưu quốc tế với một sân bay quốc tế và 60 cảng hàng hải lớn nhỏ.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu kích hoạt toàn bộ các Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm