Ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Sáng 19-2, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã triển khai quyết định nhân sự của Bộ Chính trị, phân công ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đắc cử Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Như vậy, ông Nghĩa là nhân sự thứ ba được Bộ Chính trị phân công sau Đại hội XIII đến nay. Trước đó, Ủy viên Bộ Chính trị tái cử Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã được phân công làm Thường trực Ban Bí thư thay người tiền nhiệm Trần Quốc Vượng; tân Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương, kiêm nhiệm Phó Ban Kinh tế Trung ương được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, thay ông Nguyễn Văn Bình không tái cử.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, quê Tiền Giang. Lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha, mẹ đều hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, ông sớm nhập quân ngũ, và có thời gian chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc những năm sau sự kiện 17-2-1979.

Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1982, ông trải qua nhiều vị trí công tác trong quân đội như Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, Chính ủy Quân đoàn 4, rồi năm 2012 được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm tổng cục Chính trị.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII, và được Trung ương khóa XIII bầu Bí thư Trung ương Đảng. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội.

Phát biểu đầu tiên ở cương vị công tác mới, ông Nguyễn Trọng Nghĩa tâm tình 42 năm trong quân đội, từ là phụ trách tuyên huấn trung đoàn đến nay được Bộ Chính trị tin cậy phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, bản thân ông phải nỗ lực hơn nữa. Ông mong được sự giúp đỡ, hướng dẫn của “các anh, các chị”, lãnh đạo qua các thời kỳ của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ở vị trí công tác dân sự, ông cũng nhắc lại lời thề danh dự của quân nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Trong cơ cấu nhân sự của Đảng, nhất là các nhiệm kỳ gần đây, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thường là Ủy viên Bộ Chính trị. Trong quân đội, cùng với một số Ủy viên Trung ương, thường là một Ủy viên Bộ Chính trị giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, và Bí thư Trung ương Đảng giữ vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Với phân công mới nhất này, hiện quân đội đang có hai Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, tái cử và được bầu Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Quốc phòng - Ủy viên Trung ương khóa XII, tái cử và được bầu Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.

Chân dung các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII
Chân dung các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII
(PLO)- Sáng 31-1, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Dưới đây là chân dung các tân Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

(PLO)- Bắt thêm bạn gái Bùi Đình Khánh và 7 bị can trong chuyên án ma túy; Hà Nội: Cháy nhà lúc rạng sáng làm 4 người thương vong; Tạm giữ giám đốc công ty sản xuất bột canh, mì chính giả; Khởi tố 2 người mua bán tài khoản ngân hàng ở tỉnh Lâm Đồng; Mẹ con người phụ nữ bị cướp 2 lần trên 1 đoạn đường trong đêm.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng

(PLO)-  Tại Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng (tỉnh Bình Phước), ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã dâng hương, dâng hoa và dành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho độc lập của Tổ quốc.

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ mong muốn phát triển sâu rộng hơn nữa mối quan hệ trên toàn diện các lĩnh vực từ kinh tế cho đến quốc phòng, an ninh, công nghệ, giao lưu nhân dân, an ninh, an toàn hàng hải...