VỤ VIỆN TRƯỞNG CHẠY ÁN

Rút kháng cáo, tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm

Nguyên khi xét hỏi, bị cáo nhận thấy mức án cấp sơ thẩm tuyên là nhẹ nên rút kháng cáo. Về phía người bị hại, sau khi được tòa giải thích rằng đương sự không bị khởi tố hành vi đưa hối lộ do chủ động tố cáo với cơ quan điều tra là đã có lợi cũng như pháp luật quy định không trả lại số tiền dùng chạy án nên cũng đồng ý rút kháng cáo.

Trước đó, xử sơ thẩm tháng 7-2010, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt bị cáo Vương ba năm tù về cả hai tội danh trên. Sau đó bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ, xin hưởng án treo. Còn đại diện bên người bị hại kháng cáo đề nghị tăng án và xin cho lấy lại số tiền đã dùng cho việc chạy án.

Theo hồ sơ, sau khi ra đầu thú do liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản từ năm 2006, ngày 20-9-2008, Nguyễn Hữu Lộc bị công an bắt tạm giam và chuyển giao cơ quan tố tụng huyện Bù Đăng xử lý. Quá trình đi thăm nuôi, thông qua một người, cha của Lộc đã nhờ Vương chạy án. Vương ra giá lo cho Lộc tại ngoại là 20 triệu đồng, còn hưởng án treo phải tốn 50 triệu đồng.

Sau khi nhận tiền, Vương cùng một kiểm sát viên cầm đơn xin bảo lãnh đến nhà tạm giữ Công an huyện Bù Đăng đề nghị cho Lộc tại ngoại để chữa bệnh nhưng không được chấp thuận vì sức khỏe của bị can không có gì nghiêm trọng. Tiếp đó, Vương lập biên bản gửi TAND huyện Bù Đăng với nội dung: “Qua kiểm tra thấy Lộc đi lại khó khăn do teo chân, đề nghị cấp tố tụng áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc”. Kiểm tra không đúng như đơn, tòa không thay đổi biện pháp ngăn chặn. Tháng 3-2009, TAND huyện đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Lộc tám năm tù. Thấy mất tiền chạy án mà con không được hưởng án treo, cha của Lộc gọi điện thoại đòi lại tiền và làm đơn tố giác.

Khám xét nhà riêng của Vương, công an thu giữ một khẩu súng carbine (giám định vẫn hoạt động bình thường) và một khẩu súng ngắn (không còn sử dụng được). Vương khai hai khẩu súng trên là xin của công an hay hạt kiểm lâm, không còn nhớ rõ…

HOÀNG YẾN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm