Việt Nam từng có trận động đất mạnh nhất là 6,8 độ richter

Chỉ trong hai ngày 27 và 28-7, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã xảy ra 12 trận động đất liên tiếp. Nhiều người lo ngại, không biết các đợt dư chấn này sẽ kéo dài đến khi nào và gây hậu quả ra sao?

PV PLO đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu về các trận động đất này.

Hơn 100 ngôi nhà tại Sơn La bị ảnh hưởng do động đất. Ảnh: DÂN VIỆT

. Phóng viên: Từ trưa hôm qua đến nay, khu vực huyện Mộc Châu, Sơn La, liên tục xảy ra hàng chục trận động đất liên tiếp. Vậy trong thời gian tới, tình hình động đất tại khu vực này sẽ diễn ra thế nào, thưa ông?

+ PGS.TS Nguyễn Hồng Phương: Những trận động đất này không quá lớn nên dư chấn sẽ không quá kéo dài. Các đợt dư chấn cũng không có quy luật nhưng sẽ giảm dần về độ lớn và dứt hẳn. Tuy nhiên bao giờ mới dứt hẳn thì các nhà khoa học trên thế giới cũng không thể nói được vì nó không có quy luật nào cụ thể.

. Với 12 trận động đất xảy ra liên tiếp từ trưa 27-7, liệu đây có phải là chuỗi dư chấn dài nhất ở Việt Nam từ trước đến nay không, thưa ông?

+ Năm 1983 ở Tuần Giáo, Điện Biên, cũng xảy ra một trận động đất có độ lớn 6.8 độ richter, sau đó đã có vài trăm trận dư chấn kéo dài mấy tháng, kể cả những dư chấn nhỏ mà con người không cảm nhận được. Do vậy, một loạt các dư chấn xảy ra từ hôm qua tới nay cũng hết sức bình thường và đúng quy luật, không có gì nguy hiểm.

. Ông có thể chia sẻ về những trận động đất mạnh xảy ra ở Việt Nam trước đây?

+ Đó là năm 1935, ở Điện Biên xảy ra một trận động đất có độ lớn 6.7 độ richter. Đến năm 1983, ở Tuần Giáo lại xảy ra một trận động đất có độ lớn 6.8 độ richter. Đây là hai trận động đất mạnh nhất ghi nhận được trên lãnh thổ Việt Nam cho đến bây giờ.

Rất may hồi đó dù trận động đất mạnh nhưng xảy ra ở khu vực hẻo lánh, người ở thưa thớt nên không có thiệt hại về người, chỉ có một số ngôi nhà bị lún, nứt, đổ.

. Xin cảm ơn ông!

Hàng trăm ngôi nhà bị nún, nứt tường

Vào lúc 12 giờ 14 phút ngày 27-7, một trận động đất có độ lớn 5.3 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 14 km với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 đã xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mặc dù trận động đất xảy ra tại Sơn La nhưng nhiều khu vực xung quanh, trong đó có cả thủ đô Hà Nội cũng cảm nhận được sự rung lắc.

Do ảnh hưởng của động đất, trên địa bàn tỉnh Sơn La bắt đầu có thiệt hại, rất may chưa có thiệt hại về người. Cụ thể, trụ sở UBND của các xã Nà Mường, Tà Lại, Lóng Sập đã bị lún, nứt tường, chập cháy nổ một số hệ thống điện, nứt gẫy nhiều đoạn cổ trần trụ sở làm việc...

Ngoài ra, 127 nhà dân và một số nhà văn hóa, trạm y tế và trường học của xã Tà Lại, xã Tân Hợp, xã Qúy Hướng bị sập trần nhựa, lún nứt tường...

Trước các trận động đất xảy ra liên tiếp với vùng tâm chấn động đất tại huyện Mộc Châu, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình khẩn trương kiểm tra, khắc phục hậu quả động đất.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy