Trả lời:
Căn cứ pháp lý:
Thứ nhất, cần phải xét việc CSCĐ ép xe của bạn có hợp pháp không
Khoản 11 điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA về thẩm quyền của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra như sau:
"a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc giám đốc công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông".
Vậy CSCĐ chỉ được dừng xe của người tham gia giao thông khi rơi vào một trong các trường hợp trên, khi dừng xe phải có hiệu lệnh dừng, việc hai cảnh sát ép xe của người điều khiển phương tiện là không đúng quy định của pháp luật .
Trong trường hợp này, nếu bạn của bạn không có hành vi vi phạm ATGT mà bỏ xe lại thì bạn có thể làm đơn xin nhận lại xe và kèm theo cả bằng chứng chứng minh đó là xe của bạn rồi gửi trực tiếp lên cơ quan công an đang tạm giữ xe của bạn. Nếu bạn của bạn có hành vi vi phạm ATGT thì bạn cần phải liên hệ với người này, yêu cầu anh ta thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính thì mới được lấy xe về .
Thứ hai, về điều kiện trả lại phương tiện bị tạm giữ
Theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA:
"Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra CMND và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ".
Căn cứ vào quy định trên, người đến nhận lại xe phải là người vi phạm có phương tiện bị tạm giữ, tức là bạn của bạn. Do vậy, việc công an không chấp nhận trả lại xe cho bạn là đúng theo quy định pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.