Thủ tướng: Khoanh nợ ngay cho dân bị thiệt hại do xâm nhập mặn

Đồng thời bằng các giải pháp trước mắt như các địa phương đã và đang triển khai là dẫn nước, chở nước, đắp đập, ngăn sông, đắp các đập tạm để ngăn mặn, trữ nước ngọt đảm bảo cung ứng nước sinh hoạt và một phần nước sản xuất và phải làm cho bằng được”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như thế tại buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sáng 7-3 tại Cần Thơ.

Thủ tướng nhận định với 160.000 ha bị hạn mặn hiện nay, 320.000 hộ sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại, nguy cơ mất trắng mùa lúa rơi vào khó khăn, thậm chí rơi vào cảnh nghèo. Nếu tình hình xâm nhập mặn kéo dài đến tháng 6-2016, khu vực ĐBSCL sẽ có 500.000 ha lúa vụ hè thu bị ảnh hưởng lớn, tương đương 1 triệu hộ với khoảng 5 triệu người bị gặp khó. Trong đó, bức xúc nhất 150.000 hộ thiếu nước sinh hoạt… Hạn mặn không chỉ bủa vây cây lúa, nước sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng chuyên canh cây ăn trái, thủy sản và nỗi lo cháy rừng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát vùng bị xâm nhập mặn tại thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang. Ảnh: ĐỨC TÁM

Tại buổi làm việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải tiến hành rà soát khoanh nợ cho người dân bị thiệt hại, đồng thời cho nông dân vay ngay để đầu tư sản xuất vụ mùa tiếp theo. “Cần thiết ban hành ngay chỉ thị về vấn đề này vì đây là việc cấp bách phải làm ngay”.

Thủ tướng cũng đề nghị ngoài phần ngân sách trung ương chi ra để giúp dân chống mặn (524 tỉ đồng cho 34 tỉnh, thành, trong đó ĐBSCL có 137 tỉ đồng cho chín địa phương) thì các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nông sản, gạo cần có sự đóng góp và cộng đồng trách nhiệm chia sẻ trong lúc dân gặp thiên tai.

Bộ NN&PTNT cho hay đang cần trên 1.000 tỉ đồng để sử dụng cho các công trình bức thiết chống hạn mặn ở ĐBSCL. Trong khi đó, phía Bộ KH&ĐT cho biết tổng nhu cầu vốn các công trình thủy lợi theo quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng giai đoạn 2012-2030 khoảng 90.000 tỉ đồng.

Những thiệt hại khủng khiếp do hạn mặn gây ra

Phạm vi xâm nhập mặn có nơi ở ĐBSCL đã vào sâu trong đất liền trên 90 km, đến nay đã có sáu tỉnh công bố tình trạng thiên tai là Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau. Cụ thể:

- Bến Tre: 160/164 xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre bị xâm nhập mặn. 80.000 hộ thiếu nước ngọt; 150.000 con bò hiện rơi vào cảnh thiếu rơm rạ và nước uống.

- Kiên Giang: Có 55. 000 ha lúa bị thiệt hại do hạn; thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh khoảng 1.200 tỉ đồng.

- Cà Mau: 42.000 ha rừng đang gặp khô hạn, trong 4.000 ha có nguy cơ cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới