Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác hàng hải Trung Quốc - Hy Lạp ở Athens hôm 20/6 - Ảnh: THX.
Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua đối thoại và đàm phán, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố hôm 20/6.
Phát biểu trên được ông Lý Khắc Cường đưa ra khi giải thích những quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề biển tại Diễn đàn Hợp tác hàng hải Trung Quốc - Hy Lạp ở Athens.
Thủ tướng Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ "kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình" và "kiên quyết phản đối mọi hành động thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển".
"Trung Quốc kiên định ủng hộ bất cứ hành động nào nhằm bảo vệ hòa bình và trật tự hàng hải, cũng như kiên quyết phản đối bất cứ hành động nào hủy hoại hòa bình và trật tự hàng hải", ông Lý Khắc Cường nói.
Cũng theo lời Thủ tướng Trung Quốc, nước này sẵn sàng "tăng cường đối thoại và hợp tác với các nước liên quan, hoàn thiện các cơ chế song phương, đa phương, để cùng nhau bảo vệ sự tự do và an toàn hàng hải, cùng nhau chống nạn cướp biển và chủ nghĩa khủng bố hàng hải, ứng phó với các thảm họa trên biển và xây dựng một trật tự hàng hải hòa bình".
Ông Lý Khắc Cường nói thêm rằng, Trung Quốc "cương quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ" của nước này và điều đó "có lợi cho việc đảm bảo hòa bình và trật tự khu vực".
Khi đề xuất việc xây dựng "một vùng biển hợp tác", ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia biển, tích cực thiết lập quan hệ đối tác hợp tác hàng hải, để cùng nhau xây dựng các tuyến đường biển, phát triển kinh tế biển và sử dụng các nguồn tài nguyên biển, tìm hiểu những bí ẩn của biển cả.
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, cùng với việc kiên trì khai thác biển cả, các quốc gia cần đối xử tốt với biển cả, bảo vệ môi trường biển, để biển cả vĩnh viễn trở thành "khu vườn tươi đẹp" mà nhân loại có thể dựa vào, có thể nghỉ ngơi, có thể nuôi trồng.
Theo hãng tin AFP, trước đó, hôm 18/6, phát biểu trước các học giả, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tại thủ đô London của Anh, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố "người Trung Quốc vốn tự nhiên đã yêu hòa bình. Khổng Tử đã dạy chúng tôi rằng, điều gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác và điều này đã in dấu trong gene của dân tộc chúng tôi".
Ông Lý Khắc Cường còn nhấn mạnh, "bành trướng không có trong gene người Trung Quốc và chúng tôi cũng không thể chấp nhận nguyên lý cho rằng một quốc gia mạnh nhất định phải trở thành bá quyền".
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc lại nói thêm rằng, "đối với những hành vi kích động rắc rối và hủy hoại nền hòa bình, Trung Quốc sẽ phải thực hiện mọi biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, không để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát".
Những phát biểu trên được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra trong bối cảnh những căng thẳng trên các vùng biển Đông, biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng đang tiếp tục gia tăng, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Hôm 20/6, tuần duyên Nhật Bản cho biết, vào khoảng 10h sáng cùng ngày, hai tàu hải cảnh 2101 và 2146 của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở đó trong khoảng hai giờ. Đây là lần thứ 14, tàu chính quyền Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, tại biển Đông, theo phóng viên TTXVN, hôm 20/6, khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền, yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành quy định của pháp luật quốc tế, đã xuất hiện 3 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc luân phiên tuần tiễu trên không phận biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Đầu tiên là chiếc trực thăng được cho là dòng Z-9C, mang số hiệu 9237 bay ở độ cao 150 - 200 m so với mực nước biển. Tiếp theo là máy bay tiêm kích SU-30MKK và sau đó máy bay trinh sát cánh bằng của Trung Quốc bay lượn nhiều vòng quanh khu vực giàn khoan trái phép và đội hình biên đội tàu của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư còn phát hiện thêm 2 tàu quét mìn chưa rõ số hiệu đang thả trôi gần khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép.
Đầu tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên tiến hành thăm dò dầu khí.
Trung Quốc còn duy trì hàng trăm tàu, máy bay, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự, tàu cá vỏ sắt hộ tống giàn khoan, cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần họp báo lên án hành vi đơn phương gây căng thẳng của phía Trung Quốc vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa ASEAN - Trung Quốc (DOC).
Phát biểu trên được ông Lý Khắc Cường đưa ra khi giải thích những quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề biển tại Diễn đàn Hợp tác hàng hải Trung Quốc - Hy Lạp ở Athens.
Thủ tướng Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ "kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình" và "kiên quyết phản đối mọi hành động thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển".
"Trung Quốc kiên định ủng hộ bất cứ hành động nào nhằm bảo vệ hòa bình và trật tự hàng hải, cũng như kiên quyết phản đối bất cứ hành động nào hủy hoại hòa bình và trật tự hàng hải", ông Lý Khắc Cường nói.
Cũng theo lời Thủ tướng Trung Quốc, nước này sẵn sàng "tăng cường đối thoại và hợp tác với các nước liên quan, hoàn thiện các cơ chế song phương, đa phương, để cùng nhau bảo vệ sự tự do và an toàn hàng hải, cùng nhau chống nạn cướp biển và chủ nghĩa khủng bố hàng hải, ứng phó với các thảm họa trên biển và xây dựng một trật tự hàng hải hòa bình".
Ông Lý Khắc Cường nói thêm rằng, Trung Quốc "cương quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ" của nước này và điều đó "có lợi cho việc đảm bảo hòa bình và trật tự khu vực".
Khi đề xuất việc xây dựng "một vùng biển hợp tác", ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia biển, tích cực thiết lập quan hệ đối tác hợp tác hàng hải, để cùng nhau xây dựng các tuyến đường biển, phát triển kinh tế biển và sử dụng các nguồn tài nguyên biển, tìm hiểu những bí ẩn của biển cả.
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, cùng với việc kiên trì khai thác biển cả, các quốc gia cần đối xử tốt với biển cả, bảo vệ môi trường biển, để biển cả vĩnh viễn trở thành "khu vườn tươi đẹp" mà nhân loại có thể dựa vào, có thể nghỉ ngơi, có thể nuôi trồng.
Theo hãng tin AFP, trước đó, hôm 18/6, phát biểu trước các học giả, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tại thủ đô London của Anh, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố "người Trung Quốc vốn tự nhiên đã yêu hòa bình. Khổng Tử đã dạy chúng tôi rằng, điều gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác và điều này đã in dấu trong gene của dân tộc chúng tôi".
Ông Lý Khắc Cường còn nhấn mạnh, "bành trướng không có trong gene người Trung Quốc và chúng tôi cũng không thể chấp nhận nguyên lý cho rằng một quốc gia mạnh nhất định phải trở thành bá quyền".
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc lại nói thêm rằng, "đối với những hành vi kích động rắc rối và hủy hoại nền hòa bình, Trung Quốc sẽ phải thực hiện mọi biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, không để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát".
Những phát biểu trên được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra trong bối cảnh những căng thẳng trên các vùng biển Đông, biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng đang tiếp tục gia tăng, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Hôm 20/6, tuần duyên Nhật Bản cho biết, vào khoảng 10h sáng cùng ngày, hai tàu hải cảnh 2101 và 2146 của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở đó trong khoảng hai giờ. Đây là lần thứ 14, tàu chính quyền Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, tại biển Đông, theo phóng viên TTXVN, hôm 20/6, khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền, yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành quy định của pháp luật quốc tế, đã xuất hiện 3 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc luân phiên tuần tiễu trên không phận biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Đầu tiên là chiếc trực thăng được cho là dòng Z-9C, mang số hiệu 9237 bay ở độ cao 150 - 200 m so với mực nước biển. Tiếp theo là máy bay tiêm kích SU-30MKK và sau đó máy bay trinh sát cánh bằng của Trung Quốc bay lượn nhiều vòng quanh khu vực giàn khoan trái phép và đội hình biên đội tàu của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư còn phát hiện thêm 2 tàu quét mìn chưa rõ số hiệu đang thả trôi gần khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép.
Đầu tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên tiến hành thăm dò dầu khí.
Trung Quốc còn duy trì hàng trăm tàu, máy bay, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự, tàu cá vỏ sắt hộ tống giàn khoan, cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần họp báo lên án hành vi đơn phương gây căng thẳng của phía Trung Quốc vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa ASEAN - Trung Quốc (DOC).
Theo Tâm Anh (Vneconomy)