Tổng doanh thu của các HTX ở Cần Thơ sẽ đạt khoảng 2.600 tỉ vào năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-9, nguồn tin của PLO cho biết, UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn TP năm 2022.

Theo đó, mục tiêu cụ thể trong năm 2022 là phấn đấu thành lập mới từ 20 hợp tác xã (HTX), 50-60 tổ hợp tác; thành viên HTX đạt 14.000, trong đó phát triển mới 1.000 thành viên; thành viên tổ hợp tác đạt 59.000, trong đó phát triển mới từ 500-700 thành viên.

Ước tổng doanh thu của các HTX năm 2022 khoảng 2.600 tỉ đồng; Thu nhập bình quân của thành viên 65 triệu/năm; Thu nhập bình quân của người lao động 55 triệu/năm…

Thu hoạch nhãn ở Cần Thơ. Ảnh minh họa: PLO

Theo báo cáo, tính đến ngày 30-6-2021, toàn TP Cần Thơ có 292 HTX (gồm: 141 HTX nông nghiệp, 23 HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 42 HTX vận tải, 29 HTX thương mại –dịch vụ, 50 HTX xây dựng, 7 quỹ tín dụng). Tổng vốn điều lệ đăng ký hơn 695 tỉ. Trong đó, có 226 HTX đang hoạt động, 66 HTX ngưng hoặc tạm ngưng hoạt động.

Toàn TP có 1.375 tổ hợp tác, trong sáu tháng đầu năm 2021 thành lập mới 25 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Ước thực hiện cuối năm 2021 là 1.400 tổ.

Doanh thu bình quân của HTX là 3,7 tỉ/năm (do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, doanh thu bình quân của HTX không tăng so với năm 2020). Doanh thu bình quân của tổ hợp tác là 1,2 tỉ/năm.

Hiện có 140 HTX hoạt động có hiệu quả, là HTX tổ chức được ít nhất hai dịch vụ cho thành viên trở lên. Có khoảng trên 50 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, trong đó 5 tổ phát triển thành HTX.

Tổng số thành viên HTX sáu tháng đầu năm 2021 là hơn 12.600 người. Tổ hợp tác có khoảng hơn 51.700 người, bình quân 38 thành viên/tổ, hầu hết trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thu nhập bình quân một thành viên HTX là 70 triệu/năm; Thu nhập bình quân một lao động trong HTX là 50 triệu/năm; Thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác khoảng 35 triệu/năm.

Theo đánh giá, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, đặc biệt là HTX phi nông nghiệp. Hầu hết HTX khó khăn về vốn, kỹ năng quản lý, điều hành, tiêu thụ sản phẩm…

Đa số HTX, tổ hợp tác chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ ưu đãi như chính sách tín dụng, cơ sở hạ tầng, đất đai, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại… dẫn tới việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX còn hạn chế.

Từ đó, Kế hoạch nêu ra các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2022 như tiếp tục thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách; Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo quy định tại Nghị định số 193/2013; Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, HTX; Hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể gặp khó khăn do đại dịch COVID-19…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm