Trà Vinh lên kế hoạch phòng chống siêu bão Noru

(PLO)- Các khu tránh trú an toàn cho tàu thuyền của Trà Vinh có nguy cơ quá tải, nếu không có giải pháp nâng cấp kịp thời, nhất là Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của Cung Hầu, huyện Cầu Ngang và Cảng Cá Định An, huyện Trà Cú hiện đang bị bồi lắng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo ngày và đêm 26-9, khu vực Bắc và giữa Biển Đông có mưa bão; khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa chiều 26-9, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió tây nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 3,0-5,0m; biển động.

Để chủ động ứng phó với bão Noru (bão số 4 khi đi vào Biển Đông), Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh đã có văn bản đề nghị các sở ngành và các địa phương trên địa bàn theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo về cơn bão, triển khai các biện pháp phòng tránh theo phạm vi, lĩnh vực quản lý nếu có tình huống xảy ra.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Chi cục Thủy sản thông tin kịp thời cho người dân, đặc biệt là các chủ tàu, thuyền trưởng, người canh giữ đáy hàng khơi biết để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, duy trì thông tin liên lạc để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Đài Khí tượng Thủy văn, Đài Phát Thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường công tác dự báo, đưa tin kịp thời để các ngành, các cấp, người dân trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó kịp thời.

Còn các UBND các huyện, thị xã, thành phố, từ thời gian xảy ra cơn bão, trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra mưa lớn (có thể kèm dông lốc) trên diện rộng, do đó các địa phương cần chủ động tổ chức trực ban nghiêm túc, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân có nhà ở tạm bợ, thiếu kiên cố chằng chống nhà cửa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Khu neo đậu tàu cửa Định An, Trà Vinh

Khu neo đậu tàu cửa Định An, Trà Vinh

Đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng các Đồn Biên phòng duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện đánh bắt thủy, hải sản, thông tin kịp thời diễn biến, tình hình vùng áp thấp để ngư dân chủ động ứng phó.

Thống kê, đánh giá thiệt hại kịp thời để sớm khắc phục hậu quả thiên tai (nếu có) giúp người dân ổn định cuộc sống.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp. Thông tin kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tại để các ngành có liên quan và địa phương để chủ động ứng phó.

Các khu tránh bão cho tàu thuyền có nguy cơ quá tải

UBND tỉnh Trà Vinh cũng vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Tỉnh trà vinh có 65km bờ biển với 5 đơn vị huyện giáp biển. Có khoảng 1.141 tàu cá trong đó đánh bắt xa bờ là 567 tàu, vùng lộng 312 tàu, vùng khơi 262 tàu; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 57.600 ha.

Do đặc thù điều kiện tự nhiên của tỉnh tiếp giáp với biển và vùng cửa sông, nên có khá nhiều các hộ dân sinh sống rải rác ven biển, ven sông và dọc theo các tuyến đê, chủ yếu là nhà thô sơ và nhà bán kiên cố, không có khả năng chống chịu với gió bão cấp 8, 9, Khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào tỉnh Trà Vinh với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, có nguy cơ ở cấp độ 4 thì khả năng mức độ thiệt hại sẽ rất lớn. Các đối tượng sinh sống khu vực ven biển, ven sông, ven cửa sông sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.

Các khu tránh trú an toàn cho tàu thuyền sẽ có nguy cơ quá tải, nếu không có giải pháp nâng cấp kịp thời, nhất là Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của Cung Hầu, huyện Cầu Ngang và Cảng Cá Định An, huyện Trà Cú hiện đang bị bồi lắng.

Nguy cơ vỡ đê sẽ rất cao vì hệ thống đê biển, đê bao của tỉnh hiện nay mặc dù đã được khép kín nhưng với quy mô công trình cấp IV, chưa đủ công năng ứng phó. Bên cạnh đó, các công trình kè biển, các công trình công cộng trường học, bệnh viện... cũng có khả năng bị hư hỏng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.