Phó Thủ tướng triệu tập họp sớm ứng phó siêu bão Noru

(PLO)- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chiều nay chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với Noru - cơn bão có thể mạnh lên trong những ngày tới khi vào Biển Đông đêm nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Phó Thủ tướng triệu tập họp sớm ứng phó siêu bão Noru

Mở đầu cuộc họp, Phó

Phó Thủ tướng triệu tập họp sớm ứng phó siêu bão Noru

Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá đây là cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, diễn biến rất nhanh. Vì vậy Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai tổ chức họp sớm với 16 địa phương ven biển để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó.

Theo Phó Thủ tướng, qua kinh nghiệm những cơn bão có cường độ lớn như cấp 13 đến cấp 16 thường gây ảnh hưởng rất lớn, thiệt hại tới tài sản, tính mạng nhân dân.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp triển khai công tác ứng phó với bão Noru gần Biển Đông. Ảnh: AH

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp triển khai công tác ứng phó với bão Noru gần Biển Đông. Ảnh: AH

“Qua thống kê năm 2017, có hai cơn bão cấp 12-13, trong đó cơn bão số 12 năm 2017 làm hơn 100 người chết và mất tích, thiệt hại mấy chục nghìn tỉ đồng. Vậy nên đợt này tập trung lãnh đạo chỉ đạo từ sớm để giảm thiểu thiệt hại” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết tại thời điểm cuộc họp đang diễn ra, bão Noru vẫn ở vùng biển phía đông Phillipines, được đánh giá là cấp 15, gió giật trên cấp 17. Bão sẽ tăng lên cấp 16 - cấp trên siêu bão trước khi đổ bộ vào Philippines.

Vượt qua Philippines, do cản trở của địa hình, bão giảm cấp, nhưng đến đêm nay, khi tiến vào vào biển Đông thì rất có thể tăng cấp trở lại, đạt cường độ mạnh nhất khoảng cấp 13-14, giật cấp 16 khi đi qua phía nam quần đảo Hoàng Sa.

“Sau khi vào biển Đông, vùng giữa biển Đông không có không khí lạnh như mọi lần nên năng lượng bão rất lớn, đường đi của bão thuận lợi, không có cản trở gì nên nhiều khả năng cường độ bão sẽ mạnh lên. Dự báo, đêm 27-9, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta” - ông Thái nói.

Lãnh đạo cơ quan khí tượng thủy văn Việt Nam cho biết, các tổ chức khí tượng quốc tế đều chung nhận định vùng ảnh hưởng của bão sẽ tập trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định. Về cấp độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hồng Kông đều chung nhận định bão ở cấp 13, 14 khi gần bờ. Nhưng Mỹ, Trung Quốc dự báo bão ở cấp 15, 17 khi gần bờ.

“Có hai lý do để họ đưa ra nhận định như vậy, đó là hệ thống quan trắc khác, hệ quy chiếu khác nên dự báo hơn mình từ 1-2 cấp” - ông Thái cho biết.

Khi vào đất liền, bão giảm 1-2 cấp, ở khoảng cấp 12-13, giật cấp 14 - tương đồng cơn bão Xangsane từng gây thiệt hại lớn nước ta năm 2006.

Dự báo về bão Noru. Ảnh: KTTVQG

Dự báo về bão Noru. Ảnh: KTTVQG

Ông Thái đánh giá đây là cơn bão mạnh, tương đương với ba cơn bão là bão Xangsane năm 2006, bão số 9 Ketsana, bão Molave vào tháng 10-2020.

“Chúng tôi đưa ra cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Bốn tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Kon Tum có thể cũng bị ảnh hưởng” - ông Thái thông tin thêm.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, các địa phương đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.840 tàu/300.128 lao động. Cụ thể thể, hoạt động trong khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) đang có 739 tàu/7.455 người; hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến có 57.101 tàu/292.673 người.

Đáng chú ý, hiện còn 127 tàu trong vùng nguy hiểm (Bình Định 100 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Quảng Nam 1, Phú Yên 2) cần kêu gọi tránh trú trong vòng 24 giờ tới.

“Cơn bão này có tốc độ di chuyển rất nhanh, từ 20-25 km/giờ, không tàu đánh cá nào chạy nhanh bằng. Nếu tàu di chuyển theo cùng hướng bão vào bờ, có thể bão sẽ đuổi kịp và vượt qua. Vậy nên các tỉnh phải đặc biệt lưu ý kêu gọi các tàu thuyền này đi lên hoặc đi xuống để tránh bão” - ông Phạm Đức Luận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết.

Về tình hình trên đất liền, 3 ngày qua, các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Hà Tĩnh và Nam Trung Bộ có mưa lớn 100-250mm.

Về hồ chứa thủy điện, khu vực Trung Bộ có 4 hồ vận hành theo chế độ điều tiết qua tràn. Về hồ chứa thuỷ lợi, khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ, mực nước trung bình 39% - 96% dung tích thiết kế, 2 hồ đang xả tràn.

Các tỉnh từ Quảng Bình - Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số 213.914 hộ/868.230 người. Trong đó các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tuỳ theo diễn biến của bão.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm