Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với NLĐ

Sau đó được mọi người đưa vào bệnh viện băng bó và điều trị vết thương. Tôi muốn hỏi viện phí điều trị tôi có được thanh toán lại không? Nếu được thì bảo hiểm xã hội hay công ty tôi đang làm thanh toán và tôi có cần đi giám định y khoa xem mức độ suy giảm khả năng lao động không?

Bạn đọc Hoài An (Quận 12, TP.HCM)

Trả lời câu hỏi trên, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết tại điểm a khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, người sử dụng lao động sẽ thanh toán phần chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định tại hội đồng giám định y khoa; thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật. Sau khi giám định y khoa nếu người lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì đề nghị công ty lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định. Mọi thông tin tham khảo trang thông tin điện tử bhxhtphcm.gov.vn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới