Triển lãm Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây

(PLO)- Đây là lần đầu tiên công bố tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm tại lễ hội âm nhạc cổ điển Đà Lạt 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong khuôn khổ lễ hội âm nhạc cổ điển đang diễn ra ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bộ tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã được ra mắt công chúng lần đầu tiên.

Triển lãm “Nguyễn Tư Nghiêm: Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây”
Lần đầu tiên bộ tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm ra mắt công chúng. Ảnh: VT

Theo đánh giá của ban tổ chức, đây là bộ tranh mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông. Người xem, nghe sẽ được mở rộng chiều kích tưởng tượng với tranh của danh họa lẫn âm nhạc cổ điển.

Triển lãm giới thiệu các tác phẩm 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - một trong tứ trụ hiện đại của hội họa Việt Nam gồm “Nghiêm – Liên – Sáng – Phái”.

Bộ tranh này được danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác từ năm 1993 đến năm 2011 bằng bột màu và màu nước giấy dó.

Bộ tranh 12 con giáp thuộc bộ sưu tập tranh của nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên. Cô là chắt ngoại của nhà văn Nguyễn Tuân (cha của bà Thu Giang, vợ danh họa Nguyễn Tư Nghiêm).

nguyen-tu-nghiem-3.jpg
Tác phẩm hội hoạ của cố hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Ảnh: VT

Ban tổ chức kỳ vọng triển lãm Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây sẽ tạo ra một không gian đối thoại liên văn hoá và liên nghệ thuật về các chủ đề triết học, văn hoá thị giác và con người, nằm xa hơn lĩnh vực thẩm mỹ.

Giám tuyển Như Huy cho rằng trong nền nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Tư Nghiêm là trường hợp rất đặc biệt.

Ông không chỉ là một hoạ sĩ bậc thầy, hơn thế, bằng các suy tư, nghiên cứu sâu sắc ở góc độ văn hoá thị giác, ông đã, một cách lặng lẽ, nhưng kiên quyết và rất nhất quán, mở ra một cuộc đối thoại, hay có thể nói, một sự tranh luận, phản biện về chủ đề bản sắc "Đông/Tây’, ‘Ta/Họ" - chủ đề cực kỳ quan trọng của nghệ thuật đương đại thế giới - mà người ta thường gọi là chủ đề “hậu thực dân” (Post-colonial).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm