. Các nước ASEAN phản ứng thế nào trước tranh chấp gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội?
+ Rõ ràng thái độ hung hăng mới của TQ đã khiến các nước láng giềng lo lắng… Các nước ASEAN chia sẻ quan ngại và điều này làm cho các nước ASEAN đoàn kết hơn. Những mưu toan của Bắc Kinh về thiết lập các sự kiện mới ở biển Đông, cụ thể là cách hành xử hung hăng đối với Philippines, Malaysia và Việt Nam đang kéo các nước ASEAN lại gần với nhau hơn.
Indonesia không phải là bên tranh chấp trong biển Đông nhưng giờ đây đã công khai bày tỏ lo ngại về đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của TQ. Lý do là đường chín đoạn áp chủ quyền của TQ lên cả vùng biển của Indonesia ở biển Natuna. Singapore là nước đầu tiên kêu gọi TQ kiềm chế khi đối đầu (giữa TQ và Việt Nam) xảy ra sau khi Tổng Công ty Dầu khí Hải dương TQ hạ đặt giàn khoan ở thềm lục địa Việt Nam.
. TQ từ lâu khăng khăng đòi đàm phán tranh chấp lãnh thổ dựa trên nền tảng song phương. Mục đích của Bắc Kinh là gì?
+ TQ muốn một khối ASEAN yếu ớt và chia rẽ trong vấn đề biển Đông. TQ muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để điều khiển các cuộc đàm phán không cân xứng với các nước láng giềng nhỏ hơn trong nỗ lực áp đảo về tranh chấp lãnh thổ.
. Liệu Việt Nam có nhận được sự ủng hộ của quốc tế và khu vực trong dài hạn?
+ Đúng, Việt Nam có thể trông đợi sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Hầu hết các nước đều lo ngại khi một nước lớn sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để thúc đẩy lợi ích chủ quyền gây phương hại cho một nước nhỏ. Trong trường hợp này, hầu như các nước đều chia sẻ lợi ích trong việc thuyết phục TQ tham gia soạn thảo các quy tắc và tuân thủ các quy tắc này. Nếu không đúng như vậy thì châu Á-Thái Bình Dương sẽ bất ổn bởi thái độ hung hăng của TQ và giao thương, đầu tư (trong khu vực) sẽ bị tác động nặng nề.
LÊ LINH