Truyền nhân của anh hùng Hồ Giáo

Bây giờ, Trại chăn nuôi trâu Mura ở xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), nơi vẫn còn nuôi dưỡng bốn con trâu Mura, tặng vật do bà cố Thủ tướng Ấn Độ Indra Gandi tặng cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày nào, đã thuộc quyền quản lý của anh Hồ Văn Tâm. Ngày cuối đông gió thốc, trại nuôi trâu ngai ngái mùi phân trâu đặc trưng gắn liền với ký ức tuổi thơ của những người trưởng thành từ mái rạ ruộng đồng.

Cảm một đời vì dân, vì nước

Nghe tiếng gọi, từ trong đám cỏ voi cao lút đầu, anh Tâm nhoài người ra, vai vác bó cỏ, nhoẻn miệng cười. Hình ảnh rất đỗi bình yên, quen thuộc, tựa như anh Nhẫn trong truyện Cỏ non của nhà văn Hồ Phương.

Anh Tâm nói: “Mùa đông phải chăm sóc đàn trâu chỉn chu hơn, không khéo nó sút liền”. Nói rồi anh Tâm ôm bó cỏ hướng về phía chuồng trâu. Nghe tiếng bước chân của anh Tâm, bầy trâu Mura cao lớn đen tuyền đang nằm vội đứng lên gõ sừng lộp bộp rồi đưa cả đầu ra máng cỏ. Bó cỏ trong tay anh Tâm hết sạch chóng vánh.

Anh Tâm đến làm việc ở Trại chăn nuôi trâu Mura đã được năm năm sau khi tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y ở Trường CĐ Nông nghiệp Quảng Nam. Anh kể: “Mình là con út của gia đình năm anh em, ba mình thứ năm, còn bác Hồ Giáo thứ hai. Sau khi tốt nghiệp về quê hành nghề thú y tư nhân và làm ruộng, thấy bác Hai tuổi ngày càng cao nên khi bác bảo qua trại giúp bác nuôi trâu là mình “ừ liền”.

Thế là từ ngày đó ở Trại nuôi trâu Mura, anh Tâm cán đáng những việc nặng nhọc như hốt phân, dọn chuồng, cắt cỏ rồi phụ với bác cho trâu ăn. Những ngày đầu qua nhanh, chẳng mấy chốc mà anh Tâm đã thuộc làu tính nết của từng con trâu trong đàn. Con Trường Xuân tắm bao giờ cũng nằm cho dội nước, con Cà Đam thì chỉ cho dội nước trên lưng.

Truyền nhân của anh hùng Hồ Giáo ảnh 1

“Anh hùng đúp” Hồ Giáo. Ảnh: VÕ QUÝ

Ông Giáo có thói quen đặt tên con trâu là tên đất, tên làng, tên sông, tên núi. Theo ông, đó cũng là một cách thể hiện lòng mình với quê hương. Tính ông Giáo vốn kiệm lời, từ hồi anh Tâm đến trại cho đến khi ông Giáo giã từ nghề nuôi trâu (năm ngoái) chẳng khi nào nói với anh về chuyện hai lần được phong danh hiệu Anh hùng lao động mà chỉ kể về những ngày chăn nuôi bò ở Nông trường Ba Vì, những ngày đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia nuôi trâu ở Bình Dương, rồi theo lời bác Phạm Văn Đồng trở về quê nhà chăn bầy trâu Mura tặng vật do phu nhân cố thủ tướng Ấn Độ tặng cho bác Đồng. Chính bác Đồng đã tặng lại đàn trâu cho Quảng Ngãi với mục đích để cải tạo đàn trâu địa phương. Ông Giáo thường nói: “Loài trâu không ngu như… trâu đâu. Nó không nói được nhưng mình thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận thì nó cũng yêu quý mình”. Anh Tâm vốn cần cù, chịu khó, được sống, làm việc với ông Giáo, anh càng cố gắng hơn.

Năm ngoái, ông Giáo quyết định về nghỉ ngơi trong những năm còn lại của đời người. Sau bữa cơm trưa ở trại, ông nói: “Từ ngày mai, thi thoảng bác mới lên trại trâu. Con ở lại đây làm việc cho tốt. Có con nối nghiệp, bác yên tâm rồi. Bác cháu mình cố gắng chăn nuôi trâu, thực hiện tốt sự gửi gắm của bác Đồng, nuôi bầy trâu để cải tạo đàn trâu cho bà con. Quê mình bây giờ đời sống khá hơn rồi nhưng vẫn còn nhiều bà con nông dân nghèo khó, chăn nuôi trâu cỏ sức vóc bé nhỏ nên rất cần có trâu giống để cải tạo đàn”. Anh Tâm nghe bác Hai nói mà cảm động. “Đời bác Hai không chức, không quyền, sống trung thực, lặng lẽ làm việc hết mình, mình không quý, không trọng sao được. Bác đã gửi niềm tin thì mình phải cố gắng làm tốt những điều bác dặn” - anh Tâm bộc bạch.

Giống y chang anh hùng Hồ Giáo

Cũng từ khi ông Hồ Giáo vắng bóng ở trại chăn nuôi trâu, nhân viên Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi tỉnh - đơn vị chủ quản của anh Tâm và những người xung quanh trại đều gọi đùa anh Tâm là Tâm “truyền nhân”. Nghe vậy anh Tâm chỉ cười: “Làm gì được như bác Hai. Nhưng mình sẽ nỗ lực cố gắng hết mình”.

Truyền nhân của anh hùng Hồ Giáo ảnh 2

Và truyền nhân Hồ Văn Tâm lúc nào trên môi cũng nở nụ cười. Ảnh: VÕ QUÝ

Tâm không chỉ quán xuyến đàn trâu Mura mà còn phải chăm sóc bầy dê bách thảo giống 13 con và đàn heo giống 60 con (thời điểm cao nhất là 120 con). Do vậy, thường ngày anh thức dậy lúc 3 giờ sáng, chạy máy nước lên bồn cho heo uống rồi đi dội chuồng heo. Khi xong việc cũng đã tảng sáng, anh trở về trại lo nấu cơm ăn qua loa vài miếng rồi đi quét dọn chuồng, cho trâu ăn rồi lại đi cắt cỏ. Mãi đến trưa trật thì nghỉ ngơi, ăn phần cơm còn lại mà buổi sáng đã nấu. Chiều lại tiếp tục cắt cỏ để cho trâu, dê ăn, chăm bón đám cỏ trong vườn thực nghiệm khi đến chập tối thì nghỉ. Có hôm trâu trở dạ hay có con heo nào bỏ ăn là anh Tâm lại cho uống thuốc rồi theo dõi nên cả đêm cũng chẳng ngủ nghê gì. Trại chăn nuôi trâu rộng hơn 1 ha, ngày đã vắng, đêm xuống càng vắng hơn. Nhưng “quen rồi, lo chăm sóc đàn gia súc nên cũng chẳng để ý nữa” - anh Tâm nói.

Chính sự nỗ lực của anh Tâm nên từ ngày ông Giáo không còn làm ở trại nữa đàn trâu vẫn mập tròn, tha hồ đáp ứng nhu cầu của bà con vùng xung quanh trong việc phối giống, cải tạo đàn. Ông Nguyễn Hữu Sáu, 68 tuổi, ở thôn Đại An (xã Hành Thuận), bạn vong niên của ông Hồ Giáo, nói: “Hồi ông Giáo còn ở trại, ngày nào tui cũng đến nói chuyện, nhờ ông chỉ bày cách nuôi trâu, bò. Bây giờ ông tuổi cao về nghỉ rồi nhưng tui cũng cứ đến trại luôn. Cái thằng Tâm giống bác nó quá trời, cứ chăm chỉ làm việc, bày cách cho bà con chữa bệnh cho gia súc. Điều đáng quý là trên môi nó lúc nào cũng có nụ cười”.

Nhà anh Tâm cách trại trâu không xa nhưng có khi cả tháng trời anh Tâm mới về nhà. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt làm ở Phòng Dịch vụ tổng hợp, thuộc Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi của tỉnh, có nhà ở gần trại chăn nuôi, nói nhiều lúc thấy anh Tâm cứ ở lì trong trại nên hay nhắc: “Tâm về thăm nhà đi, lâu rồi chưa về nhà đó”. Còn vợ của anh Tâm - chị Trương Thị Liên, thấy chồng bận rộn ở trại trâu cũng cảm thông ở nhà lo cho hai con nhỏ, chăm bón mấy sào ruộng, chăn nuôi heo, bò. Nhưng con gái đầu Hồ Thị Thu Thủy cứ thấy ba lâu về thì phụng phịu: “Ba về nhà mình nuôi trâu, nuôi heo đi ba. Nhà mình không có trâu thì có bò, heo mà”. Những lúc như vậy, anh Tâm thấy thương vợ con và càng cố gắng trong công việc của mình.

Ông Giáo về nghỉ ngơi những năm cuối đời nhưng thỉnh thoảng nhớ nên bảo người con rể đèo xe máy lên trại nuôi trâu. Ông đi xem đàn trâu, đàn heo, đàn dê rồi gật gù nói với anh Tâm: “Cháu làm được đấy”. Những lúc đó anh Tâm rất vui vì mình đã không phụ niềm tin của bác mình, cũng như bác từng không phụ niềm tin của nhiều người.

VÕ QUÝ

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.