Từng bước khai thác những di tích đã được xếp hạng

(PLO)- Nếu không có dân bảo tồn di tích thì Nhà nước cũng rất khó trong việc tiếp cận thực tế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, cùng các ban ngành liên quan đã có buổi giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 52/NQ-HĐND về kết quả giám sát việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP tại Sở VH-TT TP.HCM, chiều 4-10.

Quản lý di tích cấpquốc gia như thế nào?

Theo TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Sử học TP.HCM, qua việc kiểm kê các di tích thì giữa Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009 và thực tế lịch sử vùng đất phía Nam có nhiều điều rất chênh. Muốn xếp hạng di tích mà áp dụng luật đó trên phạm vi cả nước thì vùng đất phía Nam rất thiệt thòi.

“Thứ nhất, ghi nhận công lao, nguyện vọng người dân bảo tồn văn hóa vừa góp phần để người dân bảo tồn di tích. Nếu không có dân bảo tồn thì Nhà nước cũng rất khó trong việc tiếp cận thực tế. Bảo tồn vật thể đình, lấn chiếm đất, không có tiền tu bổ… là những vấn đề còn nhiều nan giải.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT: “Sở VH-TT ra mắt một số ứng dụng chứ chưa chuyển đổi số hoàn toàn, là nền tảng cơ sở để chuyển đổi triển khai bước tiếp theo”. Ảnh: VĂN HÀ
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT: “Sở VH-TT ra mắt một số ứng dụng chứ chưa chuyển đổi số hoàn toàn, là nền tảng cơ sở để chuyển đổi triển khai bước tiếp theo”.
Ảnh: VĂN HÀ

Thứ hai, quản lý di tích như thế nào để tránh trường hợp như lò gốm Hưng Lợi tại quận 8. Một di tích bên khảo cổ học đang khai quật để xây dựng thành bảo tàng ngoài trời là Lồng Cá Vồ. Tuy nhiên, phía người dân cũng thắc mắc về chính sách bồi thường. Sau khi khai quật, nếu không xây dựng, bảo tồn kịp thời các di tích, di vật sẽ hỏng nhanh vì có những di cốt nằm dưới mặt đất niên đại 2.000 năm.

Thứ ba là quản lý di tích cấp quốc gia phân cấp như thế nào để tránh trường hợp khó khăn khi quy trách nhiệm. Giữa các cơ quan cần có sự phối hợp, sở có tham mưu với TP để có cơ chế, chính sách giải quyết, khi có chuyện gì xảy ra thì cũng dễ dàng chứng minh và quy trách nhiệm đúng người, tránh trường hợp “trăm dâu đổ đầu tằm”” - bà Hậu bày tỏ.

Đạt được những kết quả nhất định

Sở VH-TT đã đưa các công trình có giá trị lịch sử văn hóa vào Danh mục kiểm kê xếp hạng di tích. Qua đó lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, tu bổ di tích, công tác bảo tàng, quản lý di sản văn hóa phi vật thể, quảng bá thu hút người dân đến với bảo tàng di tích…

Ông HOÀNG NGHỊ, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa

Bên cạnh đó, bà Hậu cũng chỉ ra trong Luật Di sản văn hóa hiện nay, muốn xếp hạng di tích thường vướng ở chủ sở hữu di tích như tư nhân, cơ quan nhà nước hay một số tổ chức tôn giáo. Nếu không cải thiện thủ tục xếp hạng di tích thì còn khó khăn hơn cho cán bộ cơ sở. Bên cạnh giáo dục ý thức nâng cao giá trị di tích cho người dân TP thì cũng cần mạnh dạn đề xuất những yêu cầu, chính sách để có phương án giải quyết kịp thời.

Chuyển đổi số trên lĩnh vực văn hóa

Trước những vấn đề đặt ra của đoàn giám sát, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT, đã đúc kết: Thứ nhất, về việc xây dựng quy chế quản lý di sản văn hóa, cảnh quan kiến trúc trên địa bàn TP, sẽ khẩn trương xây dựng quy chế phối hợp. Sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp cùng sở, ngành liên quan thì sẽ trình TP và chỉ đạo ngay.

Về vấn đề lập ban quản lý di tích, bà Thúy đề nghị cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương cùng người dân ở địa điểm di tích đó. Qua khảo sát, một số di tích được chính quyền và người dân phối hợp chặt chẽ, quan tâm sâu sát. Xây dựng nội dung liên quan sản phẩm du lịch gắn với di tích lịch sử phi vật thể như lân sư rồng, cải lương…

Mặt khác, nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử được Sở VH-TT xác định là loại hình nghệ thuật đỉnh cao, cần bảo tồn. Chính vì thế sở đã đề xuất giao cho các cấp xây dựng trung tâm nghệ thuật truyền thống gồm nhà truyền thống cải lương chứ không xây dựng bảo tàng cải lương.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số trên lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng cùng lúc hệ thống bản đồ văn hóa truyền thống cũng nằm trong xây dựng kiến trúc chính quyền đô thị. Chuyển đổi số, số hóa tư liệu hiện vật, ứng dụng công nghệ 3D… thì quá trình đó cần lộ trình thời gian rõ ràng. Tháng 11 này sẽ ra mắt ngày hội sáng tạo đổi mới, sáng tạo chuyển đổi số của sở.

Hỗ trợ cho bảo tàng

Kiến nghị của bảo tàng rất sát thực tế như giá vé. Sở VH-TT cần khảo sát giá vé các đơn vị khu vực địa phương và thời điểm tăng thích hợp. Phải có lộ trình và có hướng mở về chỉ số giá để khỏi phải giảm hành chính, tạo điều kiện đối đa cho cơ quan hoạt động cấp bù ngân sách cho đối tượng miễn giảm như học sinh, sinh viên.

Đặc biệt cần làm gấp quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích văn hóa trên địa bàn. Sở VH-TT nắm tình hình tất cả di tích lịch sử ở các cấp địa phương đang quản lý, ở đâu chưa có ban quản lý di tích phải có danh sách báo cáo cụ thể để chỉ đạo.

Ngoài ra, cần có những chương trình khích lệ, động viên người bảo tồn kiến trúc di tích lịch sử văn hóa và tăng cường đề án chuyển đổi số từng bước, từng giai đoạn, không vội vàng. Tiếp tục phát huy các giá trị và tăng cường quảng bá các di tích thông qua du lịch.

Một số di tích rất ấn tượng nhưng đường vào rất khó. Đến bảo tàng nhưng không có bãi đậu xe… Từ những việc rất nhỏ nhưng tác động lớn tới việc du khách đến các di tích. Do đó cần tiếp thu những vấn đề này để nghiên cứu, vận dụng, suy nghĩ để sớm triển khai.

Ông CAO THANH BÌNH, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm