Những đại dịch kinh hoàng trong lịch sử loài người

Đại dịch ‘Cái chết đen’ là một trong những thảm họa dịch bệnh kinh hoàng nhất lịch sử loài người, khi cướp đi 100 triệu sinh mạng.

Đại dịch mang tên ‘Cái chết đen’ xuất hiện trên trái đất vào những năm 1348 - 1350, là một trong những thảm họa kinh hoàng về bệnh tật đối với loài người, khi cướp đi sinh mạng 100 triệu người.

 
Nó không chỉ là nỗi ám ảnh của loài người mà nó còn làm thay đổi lớn đời sống xã hội, tôn giáo và cả kinh tế của châu Âu và châu Á.

 
Khắp nơi trong thành phố là những xác người đủ mọi lứa tuổi, khắp mình nổi đặc kín u hạch chưa kịp chôn cất. Những hố chôn tập thể là giải pháp cho việc xử lý những thây người chết dồn dập vào thời điểm này.

 
Phải mất đến 150 năm, dân số của châu Âu mới phục hồi trở lại. Theo ghi chép của lịch sử y tế thế giới, đại dịch kinh hoàng đó làm cho dân số của châu Âu giảm từ 30 đến 60%.

 
‘Cái chết đen’ như vũ bão đã cướp đi vô số sinh mạng, khiến chính quyền và các bác sĩ không kịp định hình được bản chất nguyên nhân của dịch bệnh. Họ cho rằng con người đang phải chịu sự trừng phạt của đấng siêu nhiên nào đó.

 
Họ còn cho rằng, người Do Thái đã đầu độc vào dòng nước họ sinh sống, hậu quả là người Do Thái đã phải hứng chịu sự trừng phạt tàn sát sau thảm họa trên

Sau đó, người ta mới phát hiện nguyên nhân gây nên đại dịch này từ loài vi khuẩn Yersinia pestis có trong loài bọ chét sống trên loài chuột đen. Ban đầu bùng phát ở Trung Á sau đó thông qua các tàu buôn mà xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu.

 
Khi nhiễm loại virus này bệnh nhân chỉ có thể kéo dài sự sống từ 60 - 180 ngày. Cái chết đen được chia thành ba nhóm: Dịch hạch thể phổi, bạch huyết và thể trùng huyết. Thể trùng huyết được xem là loại gây tử vong cao nhất.

 
Dịch bệnh này không chỉ dừng lại trong thế kỷ 14 mà nó đã quay trở lại nhiều lần để thử thách sức chịu đựng của con người. Mỗi lần xuất hiện mức hủy diệt với con người lại khác nhau. Mãi đến thế kỷ 19 con người mới thực sự kiểm soát được căn bệnh này

 
Đại dịch hạch Justinianic Plague diễn ra từ năm 541-542 sau Công nguyên tại Đế quốc La Mã. Với đặc điểm nhận diện là bàn tay của bệnh nhân dần hoại tử.

 
Đây là một trong những dịch bệnh gây nhiễm khuẩn kinh hoàng nhất, lớn nhất trong lịch sử loài người, nhất là châu Á, Bắc Mỹ, Ả Rập và châu Âu. Nó được so sánh với sức hủy diệt của đại dịch ‘Cái chết đen’.

 
Mỗi ngày có tới 5000 người chết, thậm chí đỉnh điểm lên tới 10.000 người. Loại bệnh này tiếp tục hoành hành sau đó 2 thế kỷ, số người mà nạn dịch này cướp đi không dưới 25 triệu người.

 
Dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918-1919 là bệnh cúm gia cầm H1N1 lân lan từ chim sang người từ vùng Trung Tây của Mỹ, sau đó lan sang Tây Ban Nha và cướp đi khoảng 8 triệu người, nên đại dịch này mới có tên gọi dịch cúm Tây Ban Nha.

 
Cái chết đến rất nhanh chóng sau triệu chứng sốt cao, đau họng, sổ mũi... Chỉ trong vòng 2 năm đại dịch này đã cướp đi khoảng 50 - 100 triệu người.

 
Dịch tả được ghi nhận trong y học của Ấn Độ tại châu Á khoảng gần 600 năm trước Công nguyên.

 
Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột, do trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước và tử vong. Trong vòng 200 năm, loại vi trùng này đã gây ra 7 trận đại dịch, giết hại hàng triệu người.

 
Bệnh đậu mùa cũng là một trong số những căn bệnh đã từng gây ra những đại dịch mà loài người phải hứng chịu. Đây là bệnh truyền nhiễm chỉ có ở loài người.

 
Nó bị gây ra bởi hai loại virus Variola major và Variola major. Nó xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Bệnh nhân mắc virus này sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, nổi ban đỏ đặc trưng. Sau đó nổi những mụn nước gây nhiễm trùng.

 
Bệnh đậu mùa đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu ở những năm cuối thế kỷ 18.

 
Hiện nay loài người lại đang đứng trước mối đe dọa của dịch sốt xuất huyết Ebola đang bùng phát mạnh mẽ ở một số nước tại châu Phi đã cướp đi hơn 900 người tại khu vực này.

 
90% số người mắc phải virus này có nguy cơ tử vong. Hiện nay y tế thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị để kiểm soát được căn bệnh này. Ebola đang là mối lo ngại toàn thế giới.

Theo Ánh Tuyết (VTC News)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm