Việt Nam đang đi sau các nước về kỹ năng và nhân tài trong lĩnh vực số hóa

(PLO)- 100 triệu dân với 70% trong độ tuổi lao động, và 80% dân số tiếp cận dễ dàng internet với tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh tăng gấp đôi sau 10 năm, thị trường công nghệ số Việt Nam đang rất hấp dẫn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa công bố một báo cáo về tiềm năng kinh tế số tại Đông Nam Á cũng như Việt Nam, với nhiều diễn biến sôi động.

Đó là việc Microsoft đã công bố nhiều khoản đầu tư tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Còn tại Việt Nam, Alibaba dự định xây một trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về công nghệ số.

HSBC dẫn báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, đánh giá Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 20%. Xét về tổng giá trị giao dịch, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia.

Thị trường công nghệ số Việt Nam có thể đứng thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2030
Theo dữ liệu năm 2021/2022 của World Bank, Việt Nam đi sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về sử dụng các giải pháp thanh toán phi tiền mặt, mặc dù nỗ lực chuyển dịch sang thanh toán số đã tăng tốc từ đó tới nay.

Theo HSBC, tiềm năng kinh tế số của Việt Nam không chỉ ẩn dấu trong cơ cấu nhân khẩu học hơn 100 triệu dân với 70% trong độ tuổi lao động, mà còn từ sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dùng Internet. Quốc gia này có gần 80% dân số sử dụng Internet nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ. Sự tăng trưởng của kinh tế số được thúc đẩy bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.

Dù vậy, mặt lo ngại là mức độ ứng dụng công nghệ số trong một số lĩnh vực tại Việt Nam đang chậm lại. Theo dữ liệu 2021/2022 của World Bank, Việt Nam đi sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về sử dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, mặc dù Chính phủ và hệ thống ngân hàng đang nỗ lực rất lớn để chuyển dịch sang thanh toán số.

Chính phủ từ lâu đã triển khai Cổng thông tin một cửa quốc gia, một hệ thống trực tuyến phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về thương mại giữa doanh nghiệp và Chính phủ. Số lượng thủ tục hành chính được giải quyết qua kênh online này ngày càng nhiều hơn, giúp cải thiện rõ rệt, nhất là trong thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa. Dù vậy, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, việc sử dụng chữ ký điện tử vẫn còn chưa phổ biến

Khó khăn còn bắt nguồn trình độ công nghệ của dân cư đang cản trở quá trình phổ biến công cụ số. Xét về kỹ năng và nhân tài trong lĩnh vực số hóa, Việt Nam đang đi sau các nước khác.

1306HSBC.jpg

Điều đáng khích lệ, theo HSBC là Chính phủ nhận thức rất rõ những thách thức này và đang đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy chuyển đổi số cả nền kinh tế.

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hướng tới xây dựng ba trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó Chính phủ đặt mục tiêu tham vọng là tới 2030, giải quyết trực tuyến toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính.

Và quay trở lại, Chiến lược quốc gia này đang mở ra cơ hội cho các hãng công nghệ. Chẳng hạn, tỷ lệ hiểu biết về số hóa còn tương đối thấp ở nhóm cư dân nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam có hơn 27.000 hợp tác xã nông nghiệp thời điểm 2021 nhưng mới chỉ khoảng 2.000 có ứng dụng công nghệ cao và công nghệ số trong sản xuất. Chỉ riêng lĩnh vực này đã mang lại thị trường tiềm năng cho các hãng công nghệ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm