Theo nội dung báo nêu: Nhìn thấy S. đang ngồi xem ti vi trong phòng khách, Thọ xông vào ôm S. sờ mó loạn xạ. S. la lên: “Mẹ ơi cứu con, thằng Thọ nó xuống hiếp dâm con nè! Mẹ cứu con!”. Lúc này, mẹ của S. chạy ra thấy Thọ đang kẹp cổ lôi S. vào phòng ngủ gần đó. Bà cầm tay S. kéo lại và nói Thọ buông S. ra nhưng Thọ không buông. Bà chạy ra sân kêu la mọi người tới cứu giúp.
Bị cáo Nguyễn Trường Thọ tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30-6. Ảnh: HOÀNG VĂN
Thọ kéo S. xuống nhà bếp đè S. xuống, cởi hết quần áo của S. ra. S. cố chống cự và kêu la thì Thọ dùng miệng cắn vào ngực và người S. rồi dùng tay móc vào vùng kín của S.. Cùng lúc này, mẹ S. chạy vào thấy Thọ đang nằm đè lên người của S.. Bà liền lấy cây sắt đánh vào lưng Thọ. Thọ buông S. ra. Bà kéo S. dậy và đưa S. lên nhà mặc lại quần áo, còn Thọ mở cửa sau bếp và trèo rào bỏ chạy.
Theo kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y tỉnh Khánh Hòa, nạn nhân tuy chưa bị tổn thương màng trinh nhưng bị khá nhiều vết thương, trong đó có những vết thương ở núm vú, vết xước giữa ngực; màng trinh có vết xước đỏ bầm rỉ máu…, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 2%. Ngoài ra, nạn nhân còn bị hội chứng suy nhược thần kinh, tỷ lệ 15%. Tổng cộng thương tật là 17%...
Căn nhà của người bị hại, nơi bị cáo Thọ thực hiện hành vi phạm tội quyết liệt đến cùng. Ảnh: HOÀNG VĂN
Chủ tọa phiên tòa lý giải: HĐXX tuyên mức án 2 năm tù như vậy là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật đối với bị cáo, không thấp cũng không cao…, bị cáo không có tình tiết tăng nặng nào khác, là người chưa có tiền án tiền sự, nếu tuyên bị cáo 2 năm 6 tháng tù thì lại quá nghiêm khắc.
Theo tôi, hành vi phạm tội của bị cáo vừa xâm phạm đến nhân phẩm, đồng thời xâm hại đến sức khoẻ của người phụ nữ. Bị cáo thực hiện hành vi ngay khi có sự can ngăn của mẹ vợ, điều này thể hiện ý muốn phạm tội quyết liệt, đến cùng. Hành vi phạm tội của bị cáo rõ ràng có tính chất côn đồ - một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm d khoảng 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự.
Và như vậy, mức án 2 năm tù mà TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) tuyên phạt bị cáo là chưa tương xứng, không đủ sức răn đe, phòng ngừa chung, nhất là trong bối cảnh tội phạm loại này đang gia tăng đến mức báo động.
Vì vậy, nếu người bị hại không kháng cáo hoặc cho dù người bị hại có kháng cáo thì theo tôi VKSND tỉnh Khánh Hòa nên kháng nghị phúc thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt để cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện vụ án.
Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa