Vụ xã nhổ keo không báo: Dân không chấp nhận bồi thường

Liên quan đến vụ việc “dân phản ứng vì chính quyền nhổ keo mà không thông báo”, ngày 2-10, UBND xã Tam Xuân 2 (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã mời bốn hộ dân đến làm việc.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2, cho rằng trước khi đến nhổ keo, xã đã thông báo cho các hộ dân nhưng do có sự nhầm lẫn nên người dân phản ứng.

Quang cảnh buổi họp dân. Ảnh: TN

Theo ông Đồng, khu đất mà bốn hộ dân Doãn Bá Ba, Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Đông và Nguyễn Đức Long (thôn Thạch Kiều) trồng keo thuộc quản lý của Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam. Năm 2008, xí nghiệp bàn giao lại cho xã quản lý.

Đến năm 2012, UBND huyện Núi Thành đưa vào quy hoạch làm nghĩa địa để phục vụ chôn cất cho người dân địa phương nhưng các hộ dân vào lấn chiếm đất để trồng keo.

Tuy nhiên, các hộ dân cho rằng khu đất đó họ khai hoang từ năm 2006. Tại khu đất này, họ đã trồng và xuất bán nhiều đợt mà không có ai thông báo hay tranh chấp. Đến ngày 24-9, cán bộ xã đến nhổ keo mà không thông báo khiến họ bức xúc. Các hộ dân đã yêu cầu cán bộ xã cho xem quyết định thu hồi đất.

Người dân phản ứng việc cán bộ xã nhổ keo mà không thông báo. Ảnh: TN

Về vấn đề này, lãnh đạo xã Tam Xuân 2 lý giải rằng đây là đất do xã quản lý nên không có quyết định thu hồi. Đồng thời, lãnh đạo xã cho biết sẽ quay lại họp dân để xác định lại nguồn gốc.

“Khi xác định được nguồn gốc đất của bốn hộ thì mới nói câu chuyện phía sau đó là thu hồi đất. Hiện nay, trên cơ sở hồ sơ pháp lý vẫn là đất do xã quản lý” - lãnh đạo xã nói.

Đối với số keo đã nhổ, UBND xã Tam Xuân 2 đưa ra phương án hỗ trợ 4.000 đồng/cây. Tổng số 3.000 cây thành 12 triệu đồng. Lãnh đạo xã Tam Xuân 2 cho rằng mức hỗ trợ trên bằng với giá bồi thường của Nhà nước đối với cây trồng dưới một năm.

Với mức này, các hộ dân này không đồng ý và yêu cầu "đền" 35.000 đồng/cây và hỗ trợ tiền thu hồi đất.

3.000 cây keo gần một năm tuổi của người dân bị nhổ. Ảnh: TN

Chị Trần Thị Minh Thuyền cho biết mức tiền xã đưa ra không thỏa đáng, bởi hiện nay giá cây giống đã hơn 2.000 đồng/cây. Ngoài ra, chị còn bỏ công chăm sóc, phân bón gần một năm nay.

“Nếu trước đó, mấy chú mời họp như thế này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Chứ đùng đùng lên nhổ cây, mồ hôi nước mắt bỏ ra sao không xót. Mấy chú làm càn chứ không có luật lệ gì” - chị Thuyền bức xúc.

Buổi làm việc đi vào “bế tắc” khi lãnh đạo UBND xã và các hộ dân không tìm được tiếng nói chung. Đồng thời, các hộ dân cũng không đồng ý ký vào biên bản làm việc, do trong biên bản ghi “xã đã mời các hộ dân nhiều lần nhưng không đến”.

Phó chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2 đã đề nghị các hộ dân có văn bản kiến nghị cụ thể để UBND xã xin ý kiến cấp trên giải quyết.

Như PLO đã thông tin trước đó, ngày 24-9, bốn hộ dân xã Tam Xuân 2 (huyện Núi Thành, Quảng Nam) phản ánh việc chính quyền cử người vào khu vực gò Núi Tre nhổ keo đang trồng của họ mà không thông báo.

Lãnh đạo xã Tam Xuân 2 cho rằng việc nhổ keo của người dân là đúng quy định. Chỉ sai sót ở chỗ chính quyền không xác định chính xác được tên các hộ. Hộ không trồng keo thì được thông báo nhiều lần, còn hộ trồng keo thì không được thông báo. Từ đó dẫn đến sự việc người dân phản ứng...

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.