Ngày 23-10, lần thứ tám kể từ đầu năm đến nay giá xăng giảm. Tổng mức giảm tám lần là 3.300 đồng /lít. Liệu xăng giảm giá hàng hóa có giảm theo? Ghi nhận nhanh tại các chợ, hệ thống siêu thị cho thấy hàng hóa vẫn giữ giá cũ.
Giá ở chợ theo cung cầu
tại một số chợ như Phạm Văn Hai (Tân Bình), Trần Hữu Trang (quận 3), chợ Tân Phú 1 (Tân Phú)… giá các loại rau, củ quả không biến động nhiều. Bầu bí 8.000-10.000 đồng/kg, cà chua 9.000 đồng/kg, xà lách lụa 20.000 đồng/kg…
Chị Nguyễn Thị Hạnh, tiểu thương quầy rau củ, cho biết mấy lần xăng giảm vừa rồi giá cước chở hàng từ chợ đầu mối về chợ lẻ không giảm. Hiện một chuyến hàng 300 kg có giá 200.000-300.000 đồng.
Theo chị Hạnh, những lần xăng tăng giá, nhà xe đòi tăng thì mình cũng chia se,̉ trả thêm khoảng 50.000 đồng/chuyến.
Các tiểu thương chia sẻ phần lớn giá các mặt hàng rau củ thường chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ. Khi hàng hóa nhiều, dù giá xăng có tăng, giá hàng hóa cũng không thể tăng được. Nhưng cuối mùa hút hàng, thời tiết dễ làm rau củ hư hao, giá lúc đó mới tăng. Hiện tại, một số mặt hàng như khoai tây Đà Lạt giá 50.000 đồng/kg, xà lách búp 50.000-60.000 đồng/kg.
Các DN thông qua các chương trình khuyến mãi để hỗ trợ giá cho người tiêu dùng. Ảnh: TÚ UYÊN
Các mặt hàng khác như thịt heo đùi, thịt nạc, ba rọi hiện tại các chợ giá đang ổn định ở mức 85.000-100.000 đồng/kg.
Cô Nguyễn Thị Nhi, tiểu thương quầy thịt heo chợ Gò Vấp, cho biết giá xăng tăng hay giảm cũng không làm cho giá bán lẻ tăng, giảm theo được.
Không giảm giá, thực hiện khuyến mãi
Đại diện Siêu thị Lotte Mart cho biết giá xăng dầu từ đầu năm đến nay nhiều lần giảm nhưng các nhà cung cấp ở các ngành hàng đa số đều không giảm giá. Tuy nhiên, khi các nhà cung cấp sản phẩm chưa có mức giảm chính thức nào thì họ kết hợp với Lotte Mart giảm giá qua các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để hỗ trợ về giá cho người tiêu dùng.
Cùng nhận định trên, đại diện Siêu thị Citimart (quận 7) cũng giải thích khi giá xăng tăng, nhà cung cấp có đề nghị tăng giá vì chi phí tăng cao. Song từ lúc đề nghị đến khi được đồng ý tăng giá phải mất nhiều thời gian. Vì vậy khi giá xăng giảm, nhà cung cấp giảm được chút chi phí, họ dành phần đó để thực hiện các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng chứ không giảm giá sản phẩm. Thêm nữa, nếu sau khi giảm giá một thời gian ngắn rồi nhưng vì lý do nào đó phải tăng giá thì việc điều chỉnh rất phiền phức đối với nhà cung cấp.
Một số DN cho biết hiện chỉ có mỗi yếu tố cơ bản là giá xăng giảm trong khi các chi phí khác đều giậm chân tại chỗ̃, chưa tạo sự đồng bộ trong việc phải giảm giá thành.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, cho rằng gần đây giá xăng nhiều lần tăng, tiểu thương đã quen chịu đựng rồi, chỉ khi nào không chấp nhận được nữa họ mới tăng giá. Ngoài ra, giá giữa chợ đầu mối và chợ lẻ chênh lệch 20%-30% nên hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng có giá cao rồi. Do đó xăng dầu tăng, giảm chưa tác động đến giá cả các mặt hàng. Giá cả tăng hay giảm tùy thuộc cung cầu, khi thị trường hút hàng mới đẩy giá lên cao.
Thị trường sẽ tự điều chỉnh giá Việc giá xăng giảm mà hàng hóa không giảm theo là do tâm lý của DN, người kinh doanh và thị trường quyết định. Tại sao DN phải giảm giá khi đang có lãi, người tiêu dùng đang chấp nhận mua? Thứ hai là do tâm lý lo lắng về tính không ổn định của giá xăng, người kinh doanh chưa sẵn sàng giảm theo và ngại thay đổi. Ngoài ra, giá xăng giảm từ từ với tổng mức giảm chưa lớn nên chưa tác động đến việc phải giảm giá thành. Trong khi cơ cấu giá của một sản phẩm, chi phí xăng chiếm không nhiều. Một lúc nào đó thị trường sẽ quen với sự tăng, giảm của giá xăng theo cơ chế thị trường. Đến lúc đó thị trường sẽ tự điều chỉnh. Việc tăng, giảm giá xăng không tác động mạnh đến giá các mặt hàng thiết yếu. TS NGUYỄN NGỌC SƠN, bộ môn Luật Trường ĐH |