Xử lý nặng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật trên mạng xã hội

(PLO)- Trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Việc bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng (TPCN) qua hình thức online, các trang mạng xã cho người tiêu dùng hiện nay rất phổ biến. Thực tế có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tư vấn, quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.

Nhiều trang mạng xã hội quảng cáo TPCN sai sự thật

Nhiều trang mạng xã hội quảng cáo TPCN sai sự thật

Nhiều sản phẩm quảng cáo sai sự thật

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm cho hay, nhu cầu về thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng cao. Thời gian gần đây cũng có nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư đầu tư sản xuất và phân phối trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thời gian qua, có xảy ra hiện tượng sản xuất sản phẩm TPCN không đúng như bản đăng ký công bố sản phẩm. Cụ thể, có nhà sản xuất vì lợi nhuận mà cho thêm chất cấm, chất độc hại vào trong sản phẩm. Ngoài ra còn có tình trạng nhiều tổ chức, các nhân quảng cáo sai thông tin TPCN, điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhiều nơi quảng cáo TPCN như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng của người tiêu dùng.

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành rà soát, kiểm tra hàng ngàn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, TPCN trên không gian mạng, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, kênh bán hàng online… qua kiểm tra đã phát hiện nhiều sản có dấu hiệu vi phạm, chủ yếu các nội dung vi phạm như sau:

Dùng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo; Lấy danh nghĩa bài thuốc đông y lồng ghép nội dung quảng cáo sản phẩm TPCN có thành phần được nêu tên trong bài thuốc đông y; Quảng cáo thiếu nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; Quảng cáo TPCN nhưng công dụng khẳng định chữa dứt định bệnh hoặc đẩy lùi bệnh...

Trong năm 2022, TP.HCM cũng đã thực hiện rà soát quảng cáo thực phẩm chức năng trên các mạng xã hội. Cụ thể, TP đã ra rà soát hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang web kinh doanh và phát hiện nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, sau đó chuyển thanh tra theo dõi, xử lý.

Xử lý nặng trường hợp quảng cáo TPCN sai sự thật

Việc quảng cáo TPCN không đúng sự thật hay chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.

Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu… hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Liên quan vấn đề mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

Mua sản phẩm phải có hóa đơn của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm