Xử phạt hành chính 1.734 vụ xâm hại trẻ em

Bộ Tư pháp vừa có báo cáo đoàn giám sát Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo đó, từ năm 2011 đến ngày 30-6-2019, cả nước có 1.734 vụ vi phạm hành chính về xâm hại trẻ em bị xử lý.

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm hại trẻ em do hệ thống pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em chưa đầy đủ. Công tác thi hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa hiệu quả…

Qua công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp thấy còn có một số nguyên nhân như quan điểm, nhận thức của xã hội về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn bất cập. Có trường hợp coi hành vi xâm hại như là biện pháp giáo dục trẻ em hư, các thiết chế tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em còn chưa thực sự được quan tâm. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được chú trọng.

Một số trường hợp do khó khăn về kinh tế hoặc cha mẹ ly hôn, ly thân, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật nên sao nhãng, bỏ mặc con... dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang và bị bạo lực, xâm hại.

Bộ Tư pháp cũng cho biết để ngăn chặn tình trạng trên, trong quá trình xây dựng BLTTHS năm 2015, theo sự phân công của VKSND Tối cao, Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng dự thảo Chương XXVIII của Bộ luật về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Trong đó, lần đầu tiên có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là người bị hại trong vụ án hình sự với nhiều biện pháp tố tụng, thủ tục thân thiện để tăng cường bảo vệ, hỗ trợ các em trong suốt quá trình xử lý vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho các em.

Nhằm tiếp tục ngăn chặn tình trạng trên, Bộ Tư pháp kiến nghị Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu khả năng xây dựng đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên để đồng bộ hóa và quy định cụ thể yêu cầu, thủ tục, tiêu chuẩn “đặc biệt” về tư pháp toàn diện đối với người chưa thành niên.

Theo Bộ Tư pháp, qua tổng hợp số liệu do địa phương cung cấp, số trẻ em được cho nhận làm con nuôi trong nước bị xâm hại giai đoạn 2011-2019 là 12 trường hợp.

Trong tổng số 12 trẻ em bị xâm hại có tám trẻ em nữ và bốn trẻ em nam. Hình thức xâm hại chủ yếu là bạo lực trẻ em như ngược đãi, đánh đập. Địa bàn xảy ra hành vi xâm hại trẻ em được cho làm con nuôi là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, thực tế cũng đã xảy ra một số trường hợp cha mẹ nuôi trả lại con nuôi cho cơ sở nuôi dưỡng. Hành vi này chính là việc bỏ rơi, bỏ mặc con nuôi, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của trẻ em, đặt trẻ em vào một địa vị pháp lý không rõ ràng và khiến trẻ mất cơ hội được nhận làm con nuôi lần nữa.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.