Gương vỡ khó lành

Chẳng nói gì, Thanh lên phòng thay quần áo ngủ. Chồng Thanh bưng chén cháo trắng với cá cơm kho mặn, món mà Thanh rất thích, lên phòng cho cô ấy rồi năn nỉ, xin lỗi mãi nhưng Thanh dửng dưng bỏ đi ngủ.

Lần đầu biết chồng “đi tìm của lạ”, Thanh đau khổ, bế tắc suốt hơn một năm trời. Cô luôn tự nhủ phải cố gắng sống vì con nên đã tha thứ cho chồng. Vậy mà anh ấy lại “quen đường cũ”! Khi phát hiện chồng ngoại tình lần hai, Thanh khóc như mưa, nằm liệt mấy ngày trời. Chồng lại ăn năn, hối lỗi, nài nỉ và cô lại vì con mà cho qua.

Từ đó cho đến nay, chồng đã ngoại tình bao nhiêu lần, Thanh không thể nhớ hết. Thanh nghiệm ra rằng, tình cảm vợ chồng của cô như một cuộc kéo co, càng tìm cách kéo chồng về thì ngày càng mất và gây cho mình cảm giác mệt mỏi. Giờ đây, Thanh không còn sức để níu giữ chồng, cũng không còn đau khổ nữa mà… thả tay luôn!

Còn Nam, đến khi anh thật sự ăn năn, hối lỗi thì không ai còn có thể giúp anh xin lỗi vợ con, kể cả cha mẹ anh. Nam kể: “Chỉ vì ham vui, “say nắng” cùng tình cũ mà suốt ba năm trời, tôi bỏ mặc vợ một mình chăm sóc, nuôi dạy hai con. Lúc biết xót vợ, thương con thì cô ấy dửng dưng với tôi vì… không còn tin tôi nữa…”.

Bây giờ Nam làm đủ cách để chuộc lỗi, tan sở là ù về phụ việc nhà, chăm con… nhưng lúc này lại đến lượt Thanh “trả đũa”, đi biền biệt đến khuya mới về. Nhiều lúc nghe con nói: “Con chờ ba về ngủ!” mà Nam xót dạ vô cùng, nhất là những lúc anh về nhà khuya mà con gái vẫn chờ anh.

Lúc ấy, không thể ca cẩm gì về Nam được, Thanh bèn đòi ly hôn. Nghe con gái khóc lóc Nam mới thức tỉnh: “Tình cảm vợ chồng phải được cả hai nâng niu, trân trọng; Nếu một người mắc lỗi kéo dài sẽ làm mất niềm tin của nửa kia; và khi niềm tin đã mất thì tình yêu cũng không thể bền vững dù người có lỗi đã tỉnh ngộ thì bạn đời của họ cũng không còn niềm tin để tiếp tục tha thứ…”.

Sau khi Nam tỉnh ngộ, vợ chồng Nam-Thanh đã phải mất gần 3 năm đau khổ và thử thách. Muốn hàn gắn hạnh phúc phải có sự hợp tác của cả hai phía; nếu vẫn còn tình cảm và lòng tin với nhau, cần dẹp bỏ tự ái, trao đổi vấn đề một cách nghiêm túc và cho đối phương thêm cơ hội. Bản thân người có lỗi nên trân trọng cơ hội hàn gắn này. Tốt nhất, đừng để gương vỡ rồi mới tính chuyện hàn lại từng mảnh. Dù khéo léo đến mấy, cũng không thể tạo được một tấm gương như mới.

Theo Hoàng Duy (NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm