Trung Quốc hợp pháp hóa hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài

Theo luật chống khủng bố được thông qua hồi cuối tuần trước, Bắc Kinh "có thể cử người ra ngoài biên giới để tiến hành các hoạt động chống khủng bố" khi "nước có liên quan" đồng ý, theo văn bản được Tân Hoa xã công bố.
Tân Hoa xã cho biết các biện pháp áp dụng đối với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Cảnh sát Vũ trang nhân dân (PAP) và nhân viên của các cơ quan an ninh công cộng nước này.

Luật mới có thể áp dụng đối với các động thái tương tự khi đối mặt trước những tình huống như vụ một công dân Trung Quốc bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xử tử hồi tháng 11 năm nay.

Tân binh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hô to các khẩu hiệu trong một cuộc diễu hành ở Trung Quốc vào ngày 29-11-2015. Ảnh: Reuters 

Tuy nhiên, AFP cho biết luật này đã gây tranh cãi vì cố gắng liên kết vấn đề bạo lực liên quan người Hồi giáo ở Tân Cương với mối quan tâm toàn cầu về chủ nghĩa cực đoan.
Những người chỉ trích nói rằng các quy định mới cung cấp cho chính quyền Trung Quốc một phạm vi rộng để giải thích những gì có hại cho an ninh quốc gia. 
Luật vừa được thông qua là "thông tin khủng khiếp đối với các nhà phê bình chính phủ, ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet), các doanh nghiệp và nhiều người khác tại Trung Quốc" - bà Sophie Richardson, Giám đốc bộ phận Trung Quốc của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW), đăng trên Twitter.
Luật mới buộc các công ty phải hợp tác nếu có yêu cầu từ chính phủ để bàn giao dữ liệu hoặc thông tin liên lạc liên quan đến các cuộc điều tra khủng bố, xử phạt hoặc bỏ tù bất cứ ai nếu nếu người đó không tuân thủ.
Trước đó, các quy định trong dự thảo buộc các công ty,… phải cài đặt "cửa sau" trong sản phẩm của họ hoặc chuyển các khóa mã hóa cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, quy định này không xuất hiện trong luật chính thức.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm