Sai phạm tràn lan ở các dự án nhà ở

Xây nhà sau 7 năm mới có quyết định giao đất

Khởi công xây dựng từ năm 2003, sau 2 năm thì hoàn thành và giao nhà, nhưng phải đến 7 năm sau (năm 2010), UBND Tp Hồ Chí Minh mới ra quyết định giao đất đối với dự án Chung cư Gia Phúc (tại 94 Tô Vĩnh Diện, quận Thủ Đức) do Công ty cổ phần xây dựng số 8 làm chủ đầu tư.

Sự chậm trễ này là hệ quả của việc diện tích đất giao tại quyết định trên không đúng với diện tích tại hợp đồng chuyển nhượng từ hộ dân có đất cho chủ đầu tư.

Sai phạm tràn lan ở các dự án nhà ở ảnh 1
Dự án Chung cư Gia Phúc (ảnh mô hình)
Quá trình xây dựng, chủ đầu tư còn vi phạm hàng loạt các quy định về đất đai, quản lý xây dựng như: chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tiến hành xây dựng, thậm chí còn xây vượt quá số căn hộ cho phép trong quy hoạch. Đáng chú ý, cũng trong thời gian chưa có quyết định giao đất nhưng vẫn xây dựng, UBND quận Thủ Đức đã ra quyết định xử phạt nhưng lại cho tồn tại mà không yêu cầu chủ đầu đầu tư hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực tế, không chỉ có dự án Chung cư Gia Phúc vi phạm, nhiều dự án khác cũng đã xảy ra tình trạng cố tình bán trong khi chưa hoàn thành các thủ tục, quy trình theo quy định. Điển hình như dự án chung cư kết hợp văn phòng (địa chỉ 101 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng chưa thực hiện chuyển mục đích và nộp tiền sử đụng dát nhưng đã triển khai xây dựng và bán nhà ở. Hay như dự án nhà ở Vạn Phát Hưng (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp HCM). Trong khi UBND Tp HCM mới có quyết định giao đất cho chủ đầu tư xây dựng nhà để bán, nhưng ngay sau đó, chủ đầu tư đã bán cho các hộ và thu tiền đất ở khi chưa hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định. Không những vậy, tại dự án này, phần lớn các nội dung trong hợp đồng thỏa thuận với khách hàng cũng như những gì thực tế diễn ra thì Chủ đầu tư hầu như không thực hiện việc xây dựng nhà để bán theo dự án được duyệt mà để các hộ tự xây dựng dẫn đến hiện nay mới chỉ có 19 trong số trên 450 căn đang xây dựng, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Tương tự, dự án xây dựng nhà ở liền và căn hộ của Công ty xây dựng và phát triển nhà Gia Hòa (tại quận 9, Tp HCM) cũng do chủ đầu tư đã bán lô đất và chỉ xây dựng theo yêu cầu của người mua nhà dẫn đến tình trạng phần lớn (khoảng 87%) diện tích đất bị bỏ hoang, gây lãng phí đất.
 
Sai phạm tràn lan ở các dự án nhà ở ảnh 2
Đất bị bỏ hoang có nguyên nhân từ việc chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc bán đất nền (ảnh minh họa)
Hơn 2/3 dự án chậm cấp sổ đỏ là do chủ đầu tưKết quả thanh tra mới đây của Bộ TN-MT cho thấy, có đến hơn 1/3 trong tổng số 19 dự án được thanh tra tại Hà Nội và Tp HCM chỉ rõ: các chủ đầu tư vi phạm về xây dựng trong quá trình thực hiện dự án, đang phải chờ xử lý vi phạm. Trong đó, các hình thức vi phạm phổ biến là xây dựng không đúng số tầng, số căn hộ theo thiết kế được duyệt; phân chia lô không đúng với quy hoạch hoặc xây dựng nhà vượt diện tích so với giấy phép xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng… Thậm chí, một số dự án nhà ở thấp tầng đã không thực hiện việc xây dựng nhà để bán theo quy định mà vẫn phân lô, bán nền dẫn đến tình trạng bỏ hoang hóa nhiều năm, gây lãng phí đất đai. Chủ đầu tư còn chưa làm xong thủ tục pháp lý về đất đai như: khi nhận chuyển nhượng dự án từ chủ đầu tư khác hay làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển công năng công trình song vẫn xây nhà ở để bán… Bên cạnh đó, còn phải kể đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhất là trong việc xử lý các trường hợp vi phạm còn nhiều bất cập. Những sai phạm này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cho người mua nhà ở đã triển khai chậm trễ trong thời gian qua. Theo thống kê của Bộ TN-MT cho thấy, có đến 13/19 dự án chậm cấp Giấy chứng nhận có nguyên nhân các chủ đầu tư và 10/19 dự án là do cơ quan chức năng của 2 thành phố. Chính vì vậy, nếu không có các biện pháp xử lý  mạnh mẽ đối với trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến sai phạm các dự án, thì đối tượng chịu thiệt hại lớn nhất sẽ chính là những người mua nhà, điển hình việc đang bị ách tắc khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở.
Theo Lan Hương ( DT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm