Ông Rasmussen nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh trên không nên chỉ có sự quan tâm của các đồng minh Ukraine, mà cần phải có sự tham dự của các lãnh đạo từ các nước lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Tuy nhiên, ông Rasmussen lưu ý rằng nhiều khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không đến dự hội nghị này.
Trong ngày 23-5, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng vẫn còn quá sớm để bàn về một giải pháp hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine, bởi hiện Moscow không nhận thấy bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho kịch bản này.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn sẽ tiếp tục” - ông Peskov nhấn mạnh.
Đề xuất từ Đan Mạch tham gia hòa giải Nga - Ukraine nhận được nhiều sự chú ý, khi đây là một quốc gia thuộc khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO). Tuy nhiên, Đan Mạch không phải là nước NATO đầu tiên muốn hòa giải chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia rất tích cực ngay từ đầu xung đột, làm trung gian tổ chức nhiều vòng hòa đàm hai bên, dù chưa đạt được kết quả cuối cùng. Bên cạnh hai quốc gia NATO này cũng có nhiều nước muốn hòa giải giữa Nga và Ukraine như Trung Quốc, Iran, Mexico....