Thậm chí, nếu bạn xài nước hoa để khử mùi thì cơ thể sẽ càng trở nên khó ngửi. Những khi ấy, bạn có thể áp dụng những mẹo khử mùi nhanh sau.
Hỗn hợp baking soda và nước thoa lên tóc có thể sẽ giảm được mùi hôi trên tóc. Hình minh họa.
1. Tóc có mùi: Da đầu bị dầu, bí bức có thể sinh ra mùi hôi. Bạn có thể trộn năm muỗng ăn baking soda với nước, xoa lên tóc. Để chừng năm phút rồi xả lại bằng nước lạnh. Baking soda sẽ loại bỏ, giảm sinh dầu, cân bằng mùi hôi trên tóc bạn.
Ăn một ít lá bạc hà có thể khử được mùi hôi miệng. Hình minh họa.
2. Hơi thở hôi: Ăn những thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, gia vị có thể khiến hơi thở bạn nhiễm mùi cho đến hàng giờ sau. Ăn một ít lá bạc hà có thể nhanh chóng khử đi mùi khó chịu này, chúng còn có hiệu quả làm thơm mát hơi thở.
Hình minh họa.
3. Nách hôi: Khi nách có mùi, thay vì thường xuyên dùng lăn khử mùi, bạn có thể nhúng bông vào giấm để thoa lên vùng dưới cánh tay. Giấm táo giúp làm giảm độ pH ở khu vực này, làm thoáng các lỗ chân lông. Nó ngăn chặn vi khuẩn sinh ra mùi hôi giúp bạn.
Hình minh họa.
4. Vùng kín có mùi: Nơi này có thể không bị mùi nhưng mồ hôi chảy xuống tích tụ lại thành mùi khó chịu. Bạn nên rửa vùng kín thường xuyên bằng xà bông dịu nhẹ, luôn giữ khô ráo bằng cách mặc quần lót cotton, thay ngày hai lần.
Hình minh họa.
5. Chứng "xì hơi' không kiểm soát được: Mùi "xì hơi" làm mọi người xung quanh khó chịu. Nếu bạn bị chứng "xì hơi" không kiểm soát được, nên uống một muỗng hạt carom hòa với nước mỗi khi cảm thấy bụng dạ khó chịu. Hạt carom chứa chất thymol tiết chất dịch tiêu hóa hỗ trợ tiêu hóa, giảm "xì hơi" ngoài ý muốn.
Nếu chân hay bị đổ mồ hôi nên xoa thuốc chống mồ hôi lên bàn chân.
6. Chân có mùi: Chân bị mùi do mồ hôi và vi khuẩn tích tụ. Giải pháp tốt nhất là nên giữ chân không bị ẩm ướt. Bạn nên lau khô chân sau khi tắm, lau sạch cả các kẽ ngón chân. Nếu chân hay bị đổ mồ hôi, nên xoa thuốc chống mồ hôi lên bàn chân.