6 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình

Chú rất khỏe nặng gần 1 tấn. Từ khi bỏ rừng về làng (vào tháng 9-2008) đã chọn mé rẫy ven sông Cái thuộc thôn Pạc Rây 2, xã Phước Bình làm “đại bản doanh”. Chú đã húc bị thương ba người, phá nát hàng chục hecta nương rẫy.

Thân mình đen trùi trũi, từng khối cơ nổi lên, bốn chân trắng toát và đặc biệt là bò tót không có cục u trên lưng như bò nhà mà có hẳn một sống cơ nổi lên chạy dài dọc sống lưng. Đặc biệt, xung quanh chú lúc nào cũng có vài ả bò cái.

Bò tót đang “hẹn hò” với bò cái nhà ven bờ suối, ảnh chụp năm 2010 - Ảnh: Viễn Sự

Câu chuyện “hẹn hò” này cũng thật ly kỳ khi ngay trong đêm đầu tiên từ rừng về làng, bò tót đã tìm đến con bò đực to nhất làng Pạc Ray 2 ven rừng và dùng sừng múc lủng ngực chú bò đực. Kể từ đó, toàn bộ bò cái đang kiếm cỏ ven bìa rừng đều thuộc quyền “kiểm soát” của bò tót vì không có bò đực nào trong làng dám bén mảng đến. Các bò cái đều là “bạn tình” của bò tót. Bốn năm sau (2014) chú đã lai bò nhà và sinh hơn 30 chú bò tót lai. 

Đại diện vườn quốc gia Phước Bình cho biết, xác bò tót si tình sẽ được lấy mẫu bảo quản phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày trong bảo tàng của địa phương

Một số hình ảnh khi còn sống của bò tót si tình:

6 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 26 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 36 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 46 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 56 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 66 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 76 năm bỏ rừng về làng của bò tót rừng Phước Bình ảnh 8

Bò tót có tên khoa học là Bos gaurus, con trưởng thành cao đến 1,9m, nặng 800-1.000kg, chân trắng, mình đen, hung dữ chỉ đứng sau loài hổ. Tại Việt Nam, bò tót được đồng bào dân tộc ít người gọi là con min, nghĩa là trâu rừng, do có hình dáng tương tự loài trâu. Riêng đồng bào Raglay tại Ninh Thuận thì gọi là kvây- con vật hung dữ và to lớn. Các chuyên gia động vật học thế giới đã công nhận loài bò tót Việt Nam là một trong những loài bò tự nhiên to nhất thế giới.

Hiện cả bò tót lẫn bò rừng ở Việt Nam còn khoảng 200 con, trong đó bò tót ít hơn nên quý hiếm hơn. Riêng tại Ninh Thuận, những cứ liệu gần đây cho thấy có ít nhất ba đàn bò tót đang sống. Trong đó một đàn sống tại Ma Nới (Ninh Sơn) không xác định số lượng. Hai đàn còn lại sống tại vườn quốc gia Phước Bình, có địa bàn cư trú lấn sang cả vườn quốc gia Biduop (Khánh Hòa), có từ 30-40 con.

Các chuyên gia động vật học thế giới đã công nhận loài bò tót Việt Nam là một trong những loài bò tự nhiên to nhất thế giới.

Hiện bò tót ở Việt Nam còn khoảng 300 con và được xếp vào nhóm động vật nguy cấp cần bảo tồn.

 

Trên trang facebook cá nhân, nhà báo Viễn Sự (báo Tuổi Trẻ) - tác giả của loạt bài bò tót ở Ninh Thuận, đã viết "Vĩnh biệt bò tót Phước Bình": Sau 6 năm từ rừng về bìa làng trú ngụ, chú bò tót đầu đàn ở rừng Phước Bình (Bác Ái -Ninh Thuận) đã qua đời vào chiều qua.

6 năm rời khỏi bầy đàn hoang dã, chú đã kịp "hôn phối" với hơn 20 ả bò nhà và để lại bầy hậu duệ đông đúc gần 30 con bò lai. Đó là câu chuyện kỳ lạ và thú vị nhất về loài bò tót ở Việt Nam cho đến lúc này.

Ta ở xa, không về rừng Phước Bình tiễn chú nhưng hẹn sẽ quay lại thăm non đàn con chú đang kế tục một hiện tượng sinh học lạ kỳ....

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm