7 quan niệm sai lầm về chế độ ăn sẽ bị bệnh tiểu đường bạn cần ngừng tin

(PLO)- Dưới đây là những quan niệm sai lầm về chế độ ăn có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường mà chúng ta không nên tin.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quan niệm sai lầm thứ nhất: Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường

7 quan niệm sai lầm về chế độ ăn sẽ bị bệnh tiểu đường bạn cần ngừng tin. Ảnh: Shutterstock.
7 quan niệm sai lầm về chế độ ăn sẽ bị bệnh tiểu đường bạn cần ngừng tin. Ảnh: Shutterstock.

Mặc dù đường dường như là nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh tiểu đường, nhưng theo các chuyên gia y tế, chính lượng calo nạp vào mới là nguyên nhân gây tăng cân và do đó làm rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bạn.

Thay vì tập trung vào một nguồn thực phẩm, bạn nên đặt mục tiêu duy trì cân nặng khỏe mạnh và lối sống năng động.

Quan niệm sai lầm thứ 2: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn trái cây

Sự thật trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe và giúp bạn giữ dáng. Mặc dù trái cây có lượng đường tự nhiên cao hơn rau, nhưng chúng lại có lượng đường thấp hơn so với các sản phẩm làm bánh như bánh ngọt, bánh quy và đồ ngọt. Trái cây cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ dưỡng và chất xơ.

Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Như quả mọng, bao gồm anh đào chua, đào, mơ, táo và cam.

Quan niệm sai lầm thứ 3: Bạn không thể uống rượu nếu bạn bị tiểu đường

Mặc dù rượu không được coi là tốt cho bất kỳ ai, nhưng bạn có thể uống rượu với liều lượng vừa phải ngay cả khi bị tiểu đường.

Theo các chuyên gia y tế, bạn cần tuân theo khuyến nghị không quá 2 lít trong một tuần.

Quan niệm sai lầm thứ 4: Tránh Cơm hoàn toàn

Chỉ số đường huyết của gạo cao hơn lúa mì, có nghĩa là nó làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Vì vậy, người ta thường tin rằng nên tránh ăn cơm để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều loại thực phẩm có chỉ số GI thấp nhưng lại không phải là thực phẩm ưu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường, điển hình như khoai tây chiên.

Quan niệm sai lầm thứ 5: Ăn theo chế độ ăn kiêng để không mắc bệnh tiểu đường

Chế độ ăn Keto hoặc chế độ ăn kiêng low-carb cực kỳ giàu chất béo và ít carbs. Chế độ ăn Keto cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với bệnh nhân tiểu đường thông qua việc giảm cân và cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được chứng minh về hiệu quả và tính bền vững trong thời gian dài.

Theo các bác sĩ, thay vì cắt giảm hoàn toàn lượng carb, bạn phải tập trung vào một kế hoạch ăn kiêng bền vững hơn và phải cải thiện lượng đường trong máu.

Quan niệm sai lầm thứ 6: Chỉ những người nặng cân và béo phì mới mắc bệnh tiểu đường

Một người thừa cân hoặc béo phì sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ những người béo phì mới mắc bệnh.

Theo các bác sĩ, ngoài tỷ lệ mỡ toàn cơ thể, sự phân bố mỡ giữa nội tạng và dưới da được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro.

Quan niệm sai lầm thứ 7: Lượng đường trong máu thấp không phải là vấn đề đáng lo ngại

Lượng đường trong máu thấp, hay hạ đường huyết, là mối lo ngại rất nghiêm trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Nó có thể gây ra hiện tượng co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Vì vậy, bạn phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và có biện pháp phù hợp để ngăn chặn các đợt hạ đường huyết.

Timesnow

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm