Theo đó, người bị kết án phạt tù được làm đơn đề nghị đặc xá khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1- Chấp hành nghiêm nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và xếp loại khá hoặc tốt trong quá trình chấp hành án phạt tù.
2- Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của tòa án.
3- Đã thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản, bồi thường thiệt hại nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn (không còn tài sản để thi hành án, có tài sản để thi hành nhưng không thuộc trường hợp được kê biên, xử lý để thi hành án…) nên chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại.
Chiều ngày 19-11-2018 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi). Ảnh: PLO
4- Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù như: Có hành động giúp trại giam, trại tạm giam phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; Cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn (có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) trong thiên tai, hỏa hoạn; Có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án xác nhận.
5- Đang mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối; liệt; lao nặng kháng thuốc; xơ gan cổ chướng; suy tim độ III trở lên… được hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là không tự phục vụ bản thân, nguy cơ tử vong cao.
6- Đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân, là người đang phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện liên tục từ ba tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ ba lần trở lên, mỗi lần từ một tháng trở lên, không tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên.
7- Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, được UBND cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2019.