1. Suy tĩnh mạch do van yếu
Động mạch và mao mạch cung cấp máu chở ôxy từ tim tới toàn cơ thể, trong khi tĩnh mạch chuyển máu trở về tim. Tĩnh mạch nổi trên chân bạn phải hoạt động vất vả hơn vì phải chống lại trọng lực. Nếu các van yếu hoặc tổn hại, chúng sẽ để máu chảy ngược trở lại, tích tụ trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch phình lên như bạn thấy khi bị suy tĩnh mạch.
2. Yếu tố nguy cơ lớn nhất của tình trạng này
Dù có rất nhiều nguyên do có thể làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch, gene là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vấn đề di truyền gây ra 70%-80% trường hợp bị suy tĩnh mạch. Các nguyên do khác bao gồm béo phì, tuổi tác, mang thai và phụ nữ có nguy cơ cao hơn.
70%-80% nguyên nhân dẫn tới suy tĩnh mạch chân là do di truyền.
3. Suy tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở chân
Tĩnh mạch suy thường thấy ở chân vì trọng lực và áp lực từ trọng lượng cơ thể nhưng nó còn có thể xuất hiện ở những phần khác trên cơ thể. Giãn mao mạch thường xuất hiện trên mặt và cổ, tĩnh mạch hình mạng nhện có thể ở nhiều phần cơ thể. Trĩ cũng là một dạng giãn tĩnh mạch.
4. Thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ
Dù có khá nhiều nguyên do bệnh mà bạn không khống chế được, bạn có thể làm giảm nguy cơ suy tĩnh mạch bằng cách duy trì cân nặng lành mạnh, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Bạn cũng nên tránh trang phục quá chật ở hông, đùi, không nên mang giày cao gót quá lâu.
5. Suy tĩnh mạch là vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe
Dù với vài người, mạch máu chỉ gây vấn đề thẩm mỹ, với người khác nó thực sự khó chịu. Các triệu chứng chính bao gồm cảm giác nặng nề, đau nhức, mệt mỏi, tấy đỏ, sưng, ngứa, tê cứng, chuột rút, bồn chồn…
Suy tĩnh mạch chân, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm loét, tạo cục máu đông. Hình minh họa
Suy tĩnh mạch có thể không cần điều trị nhưng bạn cần đi khám khi tĩnh mạch sưng đau, tạo vết loét trên da, ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày.
Nếu không chữa trị, nó có thể khiến da chân thay đổi, mạch máu kém có thể gây viêm loét, vết thương không lành, thậm chí tạo thành cục máu đông.
6. Có thể làm mờ mạch máu
Nếu mạch máu không đau, không gây ảnh hưởng sức khỏe mà chỉ là vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể làm mờ chúng bằng cách giữ chân nâng cao nhẹ nhàng mỗi khi có thể hoặc dùng kem làm mờ.
7. Có nhiều biện pháp chữa trị
Dù phẫu thuật suy tĩnh mạch đã từng phổ biến, hiện tại các phương pháp không phẫu thuật được dùng nhiều hơn. Điểm chung là chúng đều khá hiệu quả làm đóng lại những mạch máu bất thường gây vấn đề.
Một trong những phương pháp này là dùng nhiệt, dựa trên năng lượng tần số vô tuyến hoặc laser để đóng hoặc bỏ các mạch rối loạn.
Phương pháp nhanh nhất là VenaSeal, sử dụng siêu keo y tế để đóng mạch, không cần dùng thuốc quá nhiều và bệnh nhân không phải nghỉ sau phẫu thuật.
8. Suy tĩnh mạch sẽ phát triển
Nếu bạn có một mạch máu bị suy, sẽ xuất hiện suy tĩnh mạch nhiều hơn. Và bạn sẽ phát triển bệnh suy mạch máu ở những nơi khác. Dù phẫu thuật có thể loại bỏ nhưng chúng vẫn có thể phát triển trở lại.