Nhập thiết bị y tế trái phép: Buôn lậu hay làm từ thiện?

Lý do là ngoài việc có sơ sót về tố tụng thì nội dung quan trọng nhất của vụ án cũng chưa được làm rõ: Các bị cáo nhập thiết bị y tế để làm từ thiện hay vì tư lợi?

Năm 2006, bác sĩ H. (Việt kiều Mỹ) về nước khám chữa bệnh từ thiện, Hồ Khánh Chung (Việt kiều Mỹ) biết mình xin được của Bệnh viện Los Alamitos (Mỹ) một số thiết bị y tế đã qua sử dụng, muốn gửi về nước để làm từ thiện. Sau khi nghe Chung nói lại việc này, hai doanh nhân Trần Tiến Thịnh, Phan Thanh Hóa đồng tình sẽ đứng ra lo toàn bộ chi phí nhận số hàng trên để làm từ thiện cho cá nhân, cơ sở y tế.

Lúc bốn container hàng đang trên đường từ Mỹ về Việt Nam thì Hóa phát hiện công ty nhận hàng tại Việt Nam không có chức năng nhập số hàng này và Chính phủ cũng đã có văn bản cấm nhập loại hàng này. Biết chuyện, các bị cáo đã yêu cầu hãng tàu đổi tên hàng từ thiết bị y tế đã qua sử dụng thành mặt hàng sợi tổng hợp polyester và phía hãng tàu đã đồng ý... Sau khi hàng được nhập về Tân Cảng, phía công ty nhập hàng đã nhờ bốn bị cáo khác làm giấy tờ giả để qua mặt hải quan và “chi phí” hết 48.000 USD để “đánh tháo” hàng ra khỏi cảng.

Với hành vi trên, VKSND TP.HCM đã truy tố các bị cáo về tội buôn lậu vì cho rằng có căn cứ cho thấy họ sẽ bán số hàng này để hưởng lợi. Tuy nhiên, TAND TP lại không đồng tình, nhận định Hóa và Thịnh là chủ hai doanh nghiệp đã từng nhiều lần làm từ thiện với số tiền lớn nên việc họ bỏ 48.000 USD để chi phí cho việc nhập hàng làm từ thiện là bình thường. Chưa kể là chi phí này còn lớn hơn giá trị lô hàng. Từ đó, tòa chỉ phạt tám bị cáo từ án treo đến hai năm sáu tháng tù... về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

VI TRẦN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm